Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ tư, 29 Tháng 6 2022 19:15

Tôi có là gì....

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
TÔI CÓ LÀ GÌ, ...

          Trong cuộc đời, có khi ồn ào, có khi náo động hay có khì vì mãi mê chạy theo cuộc đời để rồi có người không nhớ cũng như nhận ra chân đích của kíp người.

          Mỗi một người hiện diện trong thế gian này đều là huyền nhiệm. Theo niềm tin Kitô giáo thì sự hiện diện của mỗi người đó chính là hồng ân, là ân huệ của Thiên Chúa trao ban qua cha mẹ.

          Từ ngày còn hoài thai trong bụng mẹ, con người tượng hình và lớn lên nhờ ơn của Chúa và công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Ra khỏi bào thai, đi vào với cuộc đời, chả có ai mang theo bất cứ cái gì vào cuộc đời này ngoài 2 bàn tay trắng. Từ dòng sữa mẹ, từ bữa cơm của gia đình, con trẻ được lớn lên.

          Và cứ như vậy, đứa trẻ cứ được ủ ấp, nâng niu và được dạy dỗ không chỉ từ cha mẹ, thầy cô mà còn biết bao nhiêu người khác nữa. Và cũng với cái nhìn thiêng liêng thì con người vẫn lớn lên nhờ ơn Chúa và với ơn Chúa. Xem chừng ra sự hiện diện của một người đều đón nhận từ ơn Chúa qua cha mẹ và nhiều người khác nữa. Có thể nói cách khác là con người sống được là nhờ ơn Chúa.

          Sự thật là như thế, thế nhưng rồi mấy ai nhận ra sự thật đó để rồi con người sống trong sự lạc quan tếu và cứ tưởng những gì mình có là của mình. Cứ xem như là của mình đi chăng nữa thì những thứ mà mình có được, những thứ mà mình có được mình sẽ làm gì khi nhắm mắt lìa đời.

          Đối diện với vinh quang, tiền bạc và danh  vọng, con người thường hay dễ đánh mất mình và luôn luôn ngỡ rằng mình là chủ sở hữu. Chỉ một mình Thiên Chúa mới là củ thật của đời người chứ không phải ai khác.

          Thánh Phaolô, khi nghĩ về mình, Ngài để lại cho chúng ta một câu thật sâu sắc và ý nghĩa : “Tôi có là gì, là bởi ơn Thiên Chúa” (1 r 15, 10).

          Vâng ! Ai nghĩ và xác tín như Thánh Phaolô ? Và nếu trong cuộc sống, ai nào đó xác tín như vậy thì sẽ thanh thản và binh an để dù cho phải cho đi điều gì đó trong cuộc sống hay mất cái gì đó trong cuộc đời vẫn thấy bình an và thanh thoát.

          Thường con người có tâm lý bị mất đi điều gì đó là nuối tiếc. Cũng đúng thôi vì người ta nghĩ là của người ta nên mất thì tiếc.

          Tuổi trẻ, thường người ta mua sắm, trang bị cho mình thật nhiều tiện nghi. Nhất là ngày hôm nay khi cuộc sống phát triển, người ta sắm cho mình không thiếu bất cứ cái gì và có khi là hàng tốt nhất để thỏa mãn nhu cầu sống của mình. Thế nhưng rồi ngày qua ngày, tuổi càng cao và sức càng yếu thì con người dần dần càng buông bỏ. Nếu như còn trẻ thì người ta trang bị cho mình nệm ấm chăn êm thì khi về già và nhất là thời gian đau bệnh thì người ta cần cho mình chiếc giường bệnh với tiện nghi dễ chăm sóc sức khỏe hơn.

          Cuộc đời là như vậy đó và có một sự thật phũ phàng là như vậy. Tiếc thay con người luôn bị lạc quan tếu hay bị tâm thần hoang tưởng rằng những gì mình có sẽ thuộc về mình và sẽ là của mình. Không có ! Tất cả đều để lại cho người khác xài sau khi nhắm mắt xuôi tay.

          Với tất cả những điều đó, điều quan trọng nhất để nhắc nhớ con người cần phải khiêm tốn hơn khi đứng trước của cải vật chất và danh vọng và nhất là đứng trước Thiên Chúa của mình.

          Chiếc bình sành mà muốn làm chủ người thợ gốm là chước cám dỗ muôn thuở của kiếp người. Là thụ tạo thì phải thần phục Đấng Sáng Tạo. 

Thật vậy, chúng ta chỉ là đất sét. Chỉ đẹp trong tay người thợ gốm là Thiên Chúa“

“Có lời Đức Chúa phán với ông Giêrêmia rằng: „ Ngươi hãy trỗi dậy và xuống nhà thợ gốm, ở đó Ta sẽ cho ngươi nghe Lời Ta“.  Tôi xuống nhà thợ gốm, và này anh ta đang xử dụng chiếc bàn xoay hai bánh .  Nhưng chiếc bình anh đang nắn bị hỏng, như có lúc xảy ra khi thợ gốm nặn đất sét. Anh làm lại một chiếc khác đúng như anh thấy cần phải làm. Bấy giờ có lời Đức Chúa phán với tôi rằng: „ Hỡi nhà Israel, đất sét ở trong tay ngưòi thợ gốm thế nào, các ngươi ở trong tay Ta như vậy“(Gr 18, 1-6)

Rõ ràng không tranh cãi ! Thợ gốm chính là Thiên Chúa và con người vốn dĩ chỉ là cục đất sét trong tay Chúa mà thôi. Và, thân phận là bụi tro, con người “một mai sẽ trở về bụi tro”.

Trong cái thân phận mong manh, mỏng giòn, dễ vỡ và chỉ là hạt bụi đó, lẽ ra con người phải khiêm tốn và chân nhận ra kiếp người của mình. Nhưng không, sự giằng co về một thực tại Nước Trời và thực tại trần gian cứ mãi giằng co nhau. Nó giằng co con đến độ có khi làm cho con người mất cả nhân tính như đạp đổ lẫn nhau, tranh giành, giận hờn, oán ghét !

Và, thử hỏi, trong và với thân phận làm người của con người, có ai mang theo được gì đến với và trong mộ phần của mình. Hình như kể cả những bông hoa trang trí trong những ngày nằm chờ cho xuống lỗ dẫu rằng cực đẹp và đắt tiền đó vẫn vất lại đàng sau để cho người làm nhiệm vụ lấp huyệt mộ chỉ với cát mà thôi.

Chính vì thế, bên cạnh việc ý thức được cái thân phận mong manh mỏng giòn mau mất “dù làn gió biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích”, phải chăng con người cần học và học mãi bài học của sự khiêm nhường thẳm sâu. Điều này, Thánh Phaolô đã tự nhủ và đã nhắc nhở về thái độ khiêm tốn: “Nhưng kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi.” (2 Cr 4, 7). 

Xin cho chúng ta luôn ý thức và xác tín rằng tất cả những gì chúng ta đang có đều là bởi ơn Thiên Chúa. Khi xác tín và sống như vậy, lòng chúng ta sẽ thanh thản và bình an.

Lm. Anmai, CSsR

Read 300 times