Covid đã lấy đi biết bao sinh mạng của con người, trong đó có quá nhiều người thân quen. Sự ra đi của những người thân quen làm cho lòng quặn đau cũng như chả có gì để diễn tả nỗi đau ấy.
Chiều ngày 9 tháng 9, tin không vui được loan đi : Anh Antôn Trần Đình Dũng về nhà Cha.
Anh ra đi để lại trong lòng những người thân quen, nạm bè, cách đặc biệt những sinh viên được Anh hướng dẫn nỗi tiếc thương vô hạn. Từ đây, chúng ta không còn gặp được hình ảnh của một nhà giáo Công Giáo, một giảng sư tâm huyết với nghề.
Nghề gặp người hay người gặp nghề ! Nghề giáo đến với anh Dũng như một sự ngẫu nhiên nhưng có lẽ đúng hơn đó là định mệnh của cuộc đời !
Ngẫu nhiên khởi đi từ Thầy Nguyễn Thiện Nhân (Trưởng khoa Quản Lý Công Nghiệp - Đại Học Bách Khoa) mời dạy một bộ môn.
Thời đó năm 1996 khi Anh 28 tuổi, Anh đang là người làm truyền thông nhưng Thầy Nhân muốn thổi đi một luồng gió mới cho sinh viên.
Kể lại kỷ niệm của ngày đó, Anh nói anh bước và trường với cổng ở đường Lý Thường Kiệt nhưng khi dạy xong anh ra khỏi trường bằng cổng nhỏ bên đường Tô Hiến Thành
Sau khoảnh khắc đó, Anh mớibiết rằng Anh là thầy giáo.
Tôi yêu bục giảng, tôi yêu học trò, tôi yêu công việc mình làm.
Đặc biệt, gia đình không ai làm nghề giáo nhưng nhìn ánh mắt của sinh viên, nghề giáo lại cuốn hút cuộc đời của Anh.
Với học trò, Thầy hoàn thành xuất sắc trong vai của một nhà giáo tâm huyết. Còn gia đình, Thầy là một người bố mẫu mực.
Anh đã để lại nhiều ký ức, nhiều hình ảnh đẹp. Đẹp nhất có thể nói trong 2 tập sách Viết cho người thương và Quà của Bố !
Khởi đi từ tấm lòng nhân hậu, Anh đã Quà của Bố !
Anh tâm tình : "Bố có âm hưởng vùng miền. Nó có thể một nào đó là Bố, một nơi nào đó gọi là, một nôi nào đó Ba, một nơi nào đó gọi Tía. Trong ngữ cảnh này gọi là Bố. ... chắc chắn chúng ta yêu thương. Chúng ta là người Bố, người Cha chắc chăn chúng ta yêu thương con mình nhưng chưa chắc chúng ta biết cách yêu thương lại là hành vi, đòi hỏi sự tỉnh táo"
Có lẽ con gái Anh là đứa trẻ may mắn bởi bé được hưởng trọn vẹn tình thương của Bố. Cả một tuổi thơ với bao kỷ niệm : cắt móng tay, chở con đi trong trời mưa, tin nhắn đã thêu dệt nên cuộc đời của bé.
Nói về những người Bố, Anh chi sẻ : Những ông bố quá bội và quá nhanh trong bước đường mưu sinh. Có ông bố là chiến binh nhưng r ồi sợ con mình thua, sợ con mình. Con của mình là người duy nhất tặng mình cả cái tuổi thơ của con và hãy tận hưởng"
Nơi Anh Dũng, Bố không áp đặt điều bố muốn nơi con. Bố chỉ là người hướng dẫn, gợi ý để con tự lựa chọn cách suy nghĩ, chọn một thái độ và để con chịu trách nhiệm về điều đó cho cuộc đời mình. Thú vị nữa là bố để cho con gái trách “Con ngã chảy máu mà bố vẫn ngồi nhìn, thế mà bố dửng dưng nhìn con đau”và bố giải thích: “Chẳng bao giờ bố hết thương con, nhưng cách bảo vệ con tốt nhất là dạy con tự bảo vệ mình, và ai cũng lớn lên với những lần vấp ngã”
Có lẽ bố Dũng và nhiều ông bố khác sẽ đồng ý với tôi, với tình cảm vô bờ của người làm cha, làm mẹ, chúng ta cần con cái được ấp ủ trong chiếc nôi tình yêu của cha mẹ, tất nhiên cũng cần các con hiểu biết và trân trọng tình cảm này. Nhưng điều mong mỏi lớn nhất là con hãy hiến dâng lại tình cảm thiêng liêng này cho các con của con.
Với tâm tình của Anh Dũng, mỗi người chúng ta hãy nhớ rằng : Bố yêu thương Hãy làm điều gì cho Bố trước khi quá muộn.
Bố yêu các con nhiều như hơi thở, như những lần chớp mắt trong đời
Lần cuối cùng tôi được gặp Anh đó là trong đêm "Gánh nhau trong đời". Trong đêm "Gánh nhau trong đời" đó, anh Antôn Dũng đã khéo léo, đã tinh tế cũng như đủ cách thuyết phục để thu về những khoản tiền khá lớn từ việc chủ trì buổi đấu giá. Cung cách, thần thái của Anh để lại trong lòng nhiều người lòng cảm mến tri ân.
Đối diện với con virus quái ác, Anh đã chia sẻ với sinh viên trong buổi tọa đàm Tư duy tích cực. Anh đã mở lối cho thính giả nghe về thực trạng của cuộc sống, của chuyện học online, của những tư duy mới phù hợp với cuộc sống hiện tại và đặc biệt anh mời gọi mọi người hãy tư duy tích cực : Nhìn điều tích cực, thấy điều tích cực, nghe điều tích cực, cảm điều tích cực. Lấy cái tích cực pha loãng những điều tiêu cực.
Thầy nhắn gửi : "Hãy luôn luôn cho các em điều tích cực. Sinh viên của Thầy nên nhớ tích cực, tích cực. Tư duy tích cực sẽ dẫn đến hành vi tích cực, sẽ dẫn đến kết quả tích cực. Chúng ta có thể thay đổi cuộc đời bằng thay đổi tư duy. Gieo suy nghĩ gặt lời nói,gieo lời nói gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận.
Tư duy tích cực, cười tích cực, nói tích cực, thơm tho tích cực ... sẽ dẫn đến việc gặp người tích cực, nói những lời tích cực"
Xin vĩnh biệt nhà giáo Công Giáo Antôn Trần Đình Dũng. Anh đã rời cõi tạm vĩnh viễn nhưng nhân cách, tấm lòng của Anh vẫn còn đó. Hẹn gặp Anh trên Nước Trời - nơi mà mỗi Kitô hữu chúng ta hằng mong đợi.
Lm. Anmai, CSsR