Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ ba, 12 Tháng 10 2021 09:21

Lá đơn thay lời muốn nói

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  LÁ ĐƠN THAY LỜI MUỐN NÓI


Giáo viên nghỉ việc có nhiều lý do. Mới đây, có một lý do nghỉ việc của một giáo viên làm nhói lòng người : “công tác trong ngành giáo dục nhưng có nhiều điều phi giáo dục, tởm nhất là vấn nạn dối trá".

Thật sự mà nói đã vào nghề, đã làm nghề thì rất yêu nghề. Chỉ vì không còn cách nào khác nên họ đành chọn phương án nghỉ việc.

Câu chuyện giáo dục và những vấn nạn của nó chắc có lẽ chả phải mình vị giáo viên Lê Trần Ngọc Sơn này lên tiếng. Nhiều và nhiều người có lẽ cũng đã ngán ngẩm nhưng đành chịu.

Cũng chỉ là giọt nước tràn ly cho chuyện viết đơn nghỉ việc, Thầy giáo Sơn chia sẻ : "Tôi từng tố cáo sai phạm của hiệu trưởng, hiệu phó nhưng rồi đâu cũng vào đấy, không ai bị xử lý hoặc có bị xử lý cũng không thích đáng. Môi trường như vậy thì tôi không còn muốn làm việc nữa".

Phải xác nhận rằng giáo dục đào tạo đã từ lâu là một yếu tố quan trọng và thiết yếu trong việc phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Không chỉ riêng đất nước Việt Nam chúng ta, tất cả đều lấy giáo dục làm hàng đầu để phát triển đất nước. Giáo dục là điều kiện tiên quyết giúp quyết định nền kinh tế của đất nước có phát triển hay không, xã hội đó có ổn định hay không, đất nước đó có nhiều nhân tài để phục vụ hay không.

Và như thế giáo dục hiện nay đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Nhưng đồng thời những vấn đề bất cập trong giáo dục hiện nay cũng đang là vấn đề đáng lo ngại.

Trong thực tế, ta thấy ở bậc tiểu học và phổ thông thì lượng kiến thức cho học sinh đang bị quá tải, trong khi đó đang bị thiên về kiến thức lý thuyết mà chưa có áp dụng thực tế. Học sinh mất nhiều thời gian vào việc soạn bài, học thuộc lòng và làm bài tập mà dẫn đến không có không có thời gian vui chơi giải trí. Thầy cô và phụ huynh tập trung quá nhiều vào các môn học như Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh mà xem nhẹ các môn phụ đã dẫn đến tình trạng học lệch, học tủ. Quan trọng là giáo dục nước ta vẫn còn quá xem trọng điểm số và thành tích đã dẫn đến tình trạng gian lận thi cử.

Hiện nay, hầu như đối với các bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, thậm chí là cả đại học vẫn xảy ra các trường hợp bị quá tải hoặc là thiếu trầm trọng học sinh, sinh viên.

Ta xem thử nguyên nhân này là do đâu? Đó là vì sự đầu tư giáo dục không đồng đều dẫn theo hệ quả mất cân đối giữa cung và cầu. Một số khu vực tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa thì số lượng trường học quá ít nên rất nhiều trẻ em không được đến trường. Đối với các khu vực khác thì lại có quá nhiều trường học tư thục mọc lên dẫn đến việc kén chọn.

Vấn đề này ở bậc giáo dục đại học, cao đẳng, khi số lượng trường học và chất lượng giảng dạy không song hành cùng nhau đã khiến nhiều sinh viên ra trường không có việc làm. Sinh viên chạy theo xu hướng, chỉ học cho bằng bạn bằng bè hoặc ùa theo những ngành nghề dễ kiếm việc, thu nhập cao trước mắt mà chưa có cái nhìn xa. Từ đó dẫn đến việc mất kiểm soát và định hướng nghề nghiệp không hiệu quả, có thể sau quãng thời gian theo học đến khi bạn ra trường, xu hướng nghề bạn chọn bị thừa hoặc nó không còn là ngành hót của xã hội thì thất nghiệp là điều tất yếu.

Và khi xem lại kết quả, mỗi năm ngành giáo dục được đầu tư khá nhiều, nhưng so với số tiền đầu tư đã tiêu thì hiệu quả không đạt được như mong muốn. Nếu chúng ta vẫn luôn muốn hướng đến một nền giáo dục hiện đại và bắt kịp với nền giáo dục của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Chúng ta đầu tư xây dựng nhiều trường học, cùng với cải cách sách vở, công cụ học tập… một cách tràn lan.

Ta thấy điều hết sức quan trọng là với những chính sách cải cách giáo dục được đưa ra rất bài bản nhưng đến khi thực hiện đều làm chưa tới. Chính vì vậy mà không mang lại hiệu quả, việc đầu tư xây dựng nhiều trường tư thục để thu hút học sinh nhưng lại quên mất cần chú trọng chất lượng, còn với cải cách sách giáo khoa thì lại có nhiều bất cập hơn, đầu tư trang thiết bị dạy và học cho giáo viên học sinh nhưng chất lượng học tập lại thấp, tình trạng gian lận thi cử thì vẫn xảy ra liên tục…
… “Quả thật gian dối là một biểu hiện của vô đạo đức. Đáng lý ngành giáo dục phải nêu một tấm gương về việc chống lại thói gian dối đang ngày càng thâm nhập vào mọi mặt của xã hội ta, nhưng hình như nó bất lực! Một chỉ thị của cấp tỉnh để chỉ đạo tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh phổ thông trong tỉnh là điều không hiếm có, mà trong trường hợp đó, Giám đốc sở giáo dục không thể không nghe. Cũng không ít thư tay của các quan chức gửi hiệu trưởng đề nghị chiếu cố em này em khác... và hiệu trưởng cũng không thể không "nghiên cứu cẩn thận"... Đó là cơ chế hiện nay dạy người ta nói dối! Lecmôntốp đã nói rất hay, đại ý: Lúc nhỏ tôi chỉ nói thật, nhưng nói thật không ai nghe thành ra phải nói dối.” (Giáo sư Văn Như Cương)

Thật thế, vấn nạn giả dối ngày hôm nay lan tràn trong cuộc sống và vào cả ngành giáo dục. Thử hỏi những người đào tạo người khác mà giả dối thì người được đào tạo sẽ đi về đâu ?

Thầy Lê Trần Ngọc Sơn đã can đảm nói lên tiếng nói của lòng mình. Chắc có lẽ nhiều nhà giáo cũng có cảm nghĩ và muốn nói như vậy nhưng còn e ngại chưa nói.

don

Lm. Anmai, CSsR

Read 371 times Last modified on Thứ tư, 13 Tháng 10 2021 11:01