Từ chiều hôm qua (giờ VN), nhiều trang mạng xã hội chia sẻ với nhau về sự ra đi của cựu thủ tướng Nhật Bản với lòng thương nhớ, ngưỡng mộ và tri ân.
Cũng chả người dân phải người dân ngưỡng mộ, tri ân một Shinzo Abe nhưng hễ ai yêu nước thương dân đều có một vị trí trong lòng người dân như vậy.
Sinh năm 1954 tại Tokyo, ông Abe Shinzo là điển hình cho mẫu chính trị gia xuất thân từ các "gia tộc chính trị" có truyền thống khuynh đảo chính trường Nhật Bản. Ông ngoại của ông là Nobusuke Kishi, Thủ tướng Nhật Bản giai đoạn 1957-1960, cha ông là Shintaro Abe từng giữ chức ngoại trưởng.
Ông Abe đã tiếp nối truyền thống ấy và được bầu vào nghị viện lần đầu tiên vào năm 1993. Ông trở nên nổi tiếng khắp toàn quốc vì lập trường cứng rắn đối với nước láng giềng Triều Tiên. Truyền thống của gia đình còn ảnh hưởng lên tầm nhìn trọn đời của Abe: cả ông và ông ngoại, cựu Thủ tướng Kishi, đều ôm mộng thay đổi hiến pháp hòa bình của Nhật Bản - bản hiến pháp do Mỹ viết nên.
Chả cần đâu xa, quay ngang qua một tí xíu để nhìn một đất nước Singapore phồn thịnh. Chả cần phải nói nhiều, ai ai cũng biết gười đưa Singapore trở thành con rồng của Đông Nam Á. Ông là vị lãnh tụ vĩ đại của người dân Singapore cũng như là một chính khách đáng ngưỡng mộ được cả thế giới kính trọng. Và dĩ nhiên, người dân Singapore luôn luôn nhớ ông.
Về đối nội, Lý Quang Diệu triệt để đấu tranh chống lại tệ nạn tham nhũng. Lý Quang Diệu quả quyết rằng ông sẽ làm cho dù người dân Singapore có đi làm ở bất cứ đâu cũng có hình tượng là một người liêm chính. Ngoài ra ông còn tăng lương cho các vị trí quan trọng trong chính phủ để họ có một điểm tựa vững chắc về kinh tế để tập chung phát triển đất nước.
Trong đối ngoại, Lý Quang Diệu cho rằng đất nước Singapore là một đất nước nhỏ bé và thiếu tài nguyên nên phải trở thành “bạn bè” của càng nhiều nước càng tốt nhưng vẫn dựa trên sự tự tôn dân tộc cao. Đặc điểm thể hiện rõ chính sách này chính là sự hợp tác song phương khiến đôi bên cùng có lợi chứ không phải là những khoản hộ trọ từ nước ngoài.
Tài năng, đức độ cũng như lòng yêu nước thương dân đơn cử như Abe và Lý Quang Diệu rõ như ban ngày. Đơn giản là cứ nhìn vào đời sống kinh tế của 2 đất nước này thì cũng đủ hiểu.
Mới đây, từ một người quen sống ở Nauy cho biết chính sách của nước này thật tuyệt vời. Đứa trẻ được chính phủ bao bọc từ khi còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi cất tiếng khóc chào đời và cả cho đến khi bước chân vào đại học. Người này chia sẻ điều mà tôi cảm thấy lạ lẫm và kinh ngạc đó là về thực phẩm. Dường như ở Nauy chú trọng về thực phẩm vì thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà sức khỏe thì chính phủ hoàn toàn lo cho người dân. Chính vì thế, những ai sống ở đất nước Nauy cảm thấy bình an, thoải mái và hạnh phúc.
Và dĩ nhiên, công dân ở Nauy họ cũng cảm ơn các nhà lãnh đạo vì các nhà lãnh đạo đã có chính sách lo cho dân thật tuyệt vời. Và dĩ nhiên công dân của họ trân quý nhân cách cũng như tấm lòng của những nhà lãnh đạo.
Nhìn xung quanh, ta thấy đâu đó có những nhà lãnh đạo đã suốt đời sống vì dân vì nước và xem chừng ra hợp lòng dân.
Trong khi đó, ta nhìn đâu đó cũng có những vị lãnh đạo dường như nói một đàng làm một nẻo. Dân dường như biết hết nhưng rồi cũng chả ai thèm nói và vì biết nói ra cũng chả được gì mà có khi còn rơi vào vòng lao lý. Trao đổi với một số người thì dường như tất cả họ đều ngao ngán và đều có một tâm trạng chung là chán ngán.
Với tất cả tâm tình đó, tôi là nhìn về chuyện lãnh đạo. Để hợp lòng dân khi ở vị trí nào đó thì cần phải có cái tâm và cái tầm. Nếu như không có cái tầm và tệ hơn nữa là không có cái tâm thì người dân sẽ phải lãnh chịu mọi hậu quả từ những vị lãnh đạo đó.
Nhìn quả thì biết cây ! Cứ nhìn thực trạng đời sống kinh tế, thu nhập của người dân thì người dân tự có cái nhìn về vị lãnh đạo của mình chứ cũng chả cần ai phải chỉ dạy.
Chả phải nước Nhật và nhiều người trên thế giới đang thương nhớ, tri ân một vị lãnh đạo có tâm và có tầm như cố thủ tướng Abe. Lòng dân là như vậy đó ! Họ ngưỡng mộ, trân quý những ai ở vị trí lãnh đạo có tâm và có tầm.
Những ước mong lãnh đạo của những nước nào mà dân đang còn khổ và nghèo cũng hãy nhìn lên cung cách lãnh đạo của những đất nước phát triển để dân mình bớt nghèo và bớt khổ. Những nước nào cảm thấy nước mình dân sống như ở thiên đường chắc có lẽ cũng chẳng cần thay đổi chính sách và đường lối làm chi.
Lm. Anmai, CSsR