Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ tư, 24 Tháng 7 2013 05:49

Thường huấn của các Linh mục Giáo phận Ban Mê Thuột năm 2013 (1)

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Thường huấn của các Linh mục Giáo phận Ban Mê Thuột năm 2013 (1)

 

Như Văn phòng Toà Giám mục thông báo về Khóa Thường Huấn năm 2013, bắt đầu từ 16g00 thứ hai, ngày 22/7đến sáng thứ sáu ngày 26/7/2013. Các linh mục trong Giáo phận hân hoan trở về qui tụ dưới mái Nhà Chung, để học hỏi đào sâu về Giáo lý và Thần học Đức tin. Đây cũng là dịp để anh em linh mục trong Giáo phận gặp gỡ, chia sẻ công việc mục vụ.

Ngày 23. 07. 2013
Buổi sáng ngày đầu tiên, cha Giuse Nguyễn Văn Am (SDB) diễn giảng đề tài (1) : Giáo Hội trong hành động của Vatican II : Xuyên qua những con người môn đệ của Đức Kitô để cho Thánh Thần hướng dẫn, một Giáo Hội thật sự của Đức Kitô có nghĩa là gì và tỏ hiện như thế nào. Và khi đã trải nghiệm thực tại Giáo Hội thần linh như thế thì mới phát sinh những bản văn sau này của Công đồng nếu không đính kèm với lòng mến. Cha giảng thuyết trình bày một Giáo Hội học của những thiên tài của tấm lòng, và ý thức mới sinh động giữa các nghị phụ và hướng đi của Giáo Hội hôm nay. Bài thuyết trình được tóm gọn trong những tiêu đề :
I. Giáo Hội : thực tại sinh động nơi thiên tài của những tấm lòng.
1. Gioan XXIII
2. Phaolô VI

II. Giáo Hội : Một cộng đoàn môn đề của Đức Kitô
1. Ý thức mới về Giáo Hội giữa các nghị phụ
2. Những tín hữu thần học gia lặng lẽ làm việc trong cầu nguyện và hy sinh

III. Giải thích Vatican II theo tinh thần nào?
IV. Hoa quả của Thánh Thần trong hiện tại

thlm1

LM. Giuse Nguyễn Văn Am

Cha Giuse Nguyễn Văn Am tiếp tục với đề tài (2) : Vài nét đặc trưng nơi diện mạo Đức Kitô theo Vatican II. Ngài chia sẻ : “Đức Kitô vẫn mặc khải đằng sau những dáng vẻ xem ra thất bại của Giáo Hội trước những nhu cầu thời đại … Qua lối tiếp cận mới mẻ, Công đồng Vatican II đề xướng một lối nhìn Kitô học hôm nay trong thời đại hiện nay…”. Đề tài gồm :
I. Đức Kitô vừa xa vừa gần.
II. Vật lộn cho một hướng đi : phương pháp luận
III. Đức Kitô Đấng mặc khải
IV. Đức Kitô nhập thể
V. Đức Kitô Chủ tể hướng dẫn và thâu họp lịch sử cùng vạn vật
Giáo Hội luôn nhìn tới kết cục đầy ánh sáng của mình. Đó không phải là con đường ảo tưởng. Trái lại, con đường đó cho Giáo Hội hiểu rõ thế nào là tự do của con cái Thiên Chúa, và vương quốc tự do là gì, có tác động gì trên lối đường mục vụ của mình. “ Noi gương hiền lành và khiêm nhường của Chúa Kitô, các môn đệ rao giảng Lời Chúa với tất cả lòng tin tưởng vào sức mạnh Thần Linhcủa lời có khả năng phá tan các quyền lực chống lại Thiên Chúa, giúp mọi người trở về tin kính và vâng phục Chúa Kitô”. Những lời đó minh xác rõ thế nào là Đức Kitô của Vatican II được cống hiến cho thế giới hôm nay đang bị thương dưới nhiều góc cạnh sâu xa, mà chỉ có thể được thuyên chữa bằng phương dược của lòng thương xót Chúa, Đức Kitô Mục tử Nhân lành, vị Lương Y duy nhất của con người hôm nay.

thlm2

Cha Antôn Hà Văn Minh

Tiếp đến, Linh mục Antôn Hà Văn Minh trình bày đề tài (I) : Phận vụ người giáo dân trong Giáo Hội (Thần học về dân Chúa theo Công đồng Vatican II): Theo Vatican II, khi Giáo Hội nhận thức bổn phận tinh thần cũng như trần thế của mình, Giáo Hội cũng nhận ra nhiều vấn đề nảy sinh. Đặc biệt là vấn đề chỗ đứng của người giáo dân trong Giáo Hội (officium, Amt)…Đề tài này gồm :
1. Nhiệm vụ (officium) là gì ?
2. Người giáo dân là ai ?
3. Nhiệm vụ của giáo dân và nhiệm vụ của linh mục – Sự liên đới trong Giáo Hội.
4. Giáo Hội như là trách nhiệm mang tính tập thể giữa linh mục và giáo dân.
Các vấn nạn về người giáo dân trong Giáo Hội hôm nay không là vấn đề đơn giản, nó chạm tới tâm điểm của vấn đề Giáo Hội học. Nó là câu hỏi mang tầm vóc quan trọng liên hệ tới tín lý, mục vụ, ngay cả chính trị. Nó là vấn đề hiện hữu hay vô hiện hữu của Giáo Hội, hay nói cách khác, đó là vấn đề về sự tồn tại của Giáo Hội.
Buổi chiều, cha Antôn Hà Văn Minh tiếp tục với đề tài : Vai trò của người giáo dân hậu Công đồng Vatican II tại châu Á và Việt Nam. Đề tài gồm :
I. FABC IV đã trình bày hai điểm chính yếu
1. Nhiệm vụ người giáo dân trước những thách đố hôm nay tại Châu Á
- Người giáo dân phục vụ trong các lãnh vực đa dạng khác nhau
- Bổn phận người giáo dân trong gia đình

2. Khám phá sứ vụ của người giáo dân
- Cùng với Đức Kitô, người giáo dân như là người giải phóng trong môi trường xã hội
- Sứ mạng truyền giáo của người giáo dân
- Canh tân về cơ cấu – Tinh thần hiệp thông, tính tập thể và đồng trách nhiệm
- Hoạt động tông đồ của người giáo dân
- Linh đạo giáo dân , FABC IV nhấn mạnh đến linh đạo của người giáo dân.

II. Giáo Hội Việt Nam
1. Thư chung 1980
2. Đại Hội Dân Chúa 2010
Trong thư Chung Hậu Đại hội Dan Chúa 2010 chỉ dân : “ Công đồng Vatican II đã mở đường cho sự tham gia đa dạng của giáo dân vào đời sống Giáo Hội, ngay cả trong việc đào tạo linh mục… Người giáo dân không mãi là những tín hữu chỉ biết lo toan phần rỗi cho riêng mình, nhưng biết tham gia “vào các sinh hoạt trong cộng đoàn với tất cả tinh thần trách nhiệm, không chấp nhận ‘độc tài’, nhưng cũng không đồng hóa ‘tham gia’ với ‘dân chủ cực đoan’, vì tất cả đều phải vâng phục Thiên Chúa, và cùng nhau hướng đến mục đích chung là xây dựng và phát triển cộng đoàn.
Để sự kỳ vọng này không trở thành vô vọng, có lẽ người giáo dân đang chờ đợi hàng giáo sĩ bắt đầu hành động, bằng việc phát huy cung cách lãnh đaọh mang tính tham gia thay cho thái độ độc quyền và độc đoán, và khởi sự xây dựng các chương trình huấn luyện cho họ dựa trên nền tảng linh đạo của gnười giáo dân.

thlm3

thlm4

thlm5

thlm6

thlm7

Ban VHTT - GP/ BMT

Read 1337 times Last modified on Thứ tư, 24 Tháng 7 2013 20:09