Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ năm, 14 Tháng 11 2024 12:26

Tuần Tĩnh Tâm Linh Mục GP. BMT 2024 -Phần 2

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Tuần Tĩnh Tâm Linh Mục GP. BMT 2024 -Phần 2  

 

 

Tuần Tĩnh Tâm chính là thời gian các Linh mục tìm nơi thinh lặng để gặp gỡ Chúa.

Tĩnh Tâm Linh Mục Giáo phận Ban Mê Thuột –2024
Tân Phúc Âm hóa chính con người linh mục - Phần 2

 

HÌNH ẢNH

Trong tuần tĩnh tâm năm nay, các Linh mục Giáo phận Ban Mê Thuột được Đức Cha Đa Minh Nguyễn Văn Mạnh, Giám mục Chính tòa Giáo phận Đà Lạt, hướng dẫn thiêng liêng về Chủ đề: Tân Phúc Âm hóa chính con người linh mục.

Nội dung như sau (phần 2):

 

BÀI 1:
ĐỔI MỚI TƯ DUY LINH MỤC LÀ TÔNG ĐỒ CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ

1. Tầm quan trọng của đổi mới tư duy về chức thánh linh mục

- Đổi mới tư duy là khởi điểm của mọi cuộc đổi mới. Không có tư duy mới, tư tưởng mới, thì không thể có hành động mới và phương pháp mới. Tất cả sẽ cứ y hệt như ban đầu rồi thoái hóa dần dần. Đối với linh mục cũng thế, đổi mới công việc và mục vụ không phải là bước đầu phải làm. Căn bản và cần thiết hơn, là phải đổi mới tư duy về căn tính, tức là ý thức về ơn gọi, về danh hiệu, về chức vụ, về căn cước, về chân tính của mình. Để biết phải làm gì, trước hết phải biết mình là ai? Agere sequitur esse.

- Không có Đức Giáo Hoàng nào không có những văn kiện về chức linh mục. Chỉ cần nêu lên một số văn thư quan trọng của mấy triều đại giáo hoàng gần đây. Đức Piô X có huấn thị Haerent animo về việc thánh hóa linh mục; Đức Bênêđictô XV có thông điệp Humani generic về việc rao giảng lời Chúa; Đức Piô XI có thông điệp Ad Catholici sacerdotii về sứ mạng linh mục; Đức Piô XII có diễn văn Solemnis conventus về việc đào tạo ứng viên làm linh mục; Đức Gioan XXIII có thông điệp Sacerdotii nostri primordial nêu cao gương sáng của cha xứ Ars... Trong các văn kiện trên, có rất nhiều lời nhắn nhủ phong phú, quý hóa, nhưng đều dựa trên căn bản ơn gọi linh mục. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II năm nào cũng có thư riêng cho hàng linh mục nhân ngày thứ năm tuần thánh, gợi lại ngày sinh nhật chức linh mục.

- Riêng Công Đồng Vatican II đã có hẳn một sắc lệnh về Chức vụ và đời sống linh mục. Các nghị phụ còn công khai khẳng định: Công việc đổi mới của Công Đồng chỉ có thể hữu hiệu nếu các linh mục biết nhiệt thành đem ra thi hành (ĐT, Phần mở đầu; LM, Phần mở đầu), nhất là, nếu linh mục có tư duy mới về thiên chức của mình.

- ĐTC Phanxicô tuy không viết thư riêng nhân ngày thứ năm tuần thánh, nhưng ngài nói rất nhiều về đời sống và sứ vụ linh mục, ở nhiều nơi và trong nhiều lúc, được linh mục James Kroeger MM, đúc kết trong bài viết đăng trên trang mạng HĐGMVN ngày 05/06/2020 mang tựa đề “Khám phá tầm nhìn năng động của ĐTC Phanxicô về thừa tác vụ linh mục - Mười chủ đề nền tảng”.

2. Nền tảng và nguồn cội của đổi mới tư duy về chức linh mục: Đức Giêsu Kitô và chức tư tế thừa tác

2.1. Đức Giêsu Kitô: cội nguồn của đổi mới tư duy

- Tư duy mới không có nghĩa là loại bỏ những quan niệm trước đây và nhận những tư duy mới lạ xưa nay chưa từng có. Trong lãnh vực tôn giáo, mọi việc đã được thực hiện nơi Đức Giêsu.

- Đó chẳng là ý của thánh Phaolô khi viết cho Timôthê sao (2 Tm 1,6): “Tôi nhắc anh hãy khơi thắm lại đặc sủng mà Thiên Chúa đã ban xuống cho anh qua việc tôi đặt tay”, để không vì dáng vẻ tầm thường của chiếc bình sành dễ vỡ, mà quên mất những mầu nhiệm chứa đựng bên trong” (2 Cr 4,7).

2.2. Tài liệu căn bản: PO 2

- Vậy một cách đơn sơ, chúng ta hãy mở Công Đồng Vatican II, đọc những câu chắc nịch xác định chức năng linh mục trong sắc lệnh về linh mục số 2: “Chúa Giêsu, ‘Đấng được Chúa Cha thánh hóa và sai đến trần gian’, đã cho tất cả Nhiệm Thể của Người được thông phần vào việc xức dầu mà Người đã lãnh nhận từ Chúa Thánh Thần: thật vậy, trong Người, tất cả các tín hữu được đặt vào hàng tư tế thánh thiện và vương giả... Tuy nhiên... “không phải tất cả các chỉ thể đều có cùng một chức năng”. Chính Chúa đã thiết đặt một số thừa tác viên, những người nhờ chức thánh được trao quyền tế lễ và tha tội trong cộng đoàn tín hữu, và nhân danh Đức Kitô chính thức thi hành tác vụ linh mục vì mọi người”.

- Lúc đầu, mọi người sung sướng bám vào phần trên, để phổ biến rộng rãi quan niệm chức tư tế cộng đồng của dân Thiên Chúa mà chính Phêrô cũng đã khẳng định rõ ràng trong 1 Pr 2,5 và 9. Nhưng người ta coi đó là một mới lạ và hay ho đến nỗi hầu như không muốn nói đến phần sau của lời Công Đồng, tức về chức tư tế thửa tác của hàng linh mục.

- Thế nhưng, việc phân biệt hai chức tư tế cộng đồng và tư tế thừa tác là thiết yếu cho chính chúng ta, để có ý thức đúng về ơn gọi và chân tính riêng của mình mà không trượt chân rơi xuống một hình thức cộng đoàn bác ái phi cơ cấu, phản bội hẳn ý muốn của Thiên Chúa muốn kết nạp mọi người trong một thân thể Đức Kitô có những chức năng khác nhau. Chức tư tế thừa tác do việc đặt tay khác hẳn chức tư tế cộng đồng do bí tích rửa tội, không phải vì mức độ nhưng tại bản tính. Nếu không, bí tích truyền chức không đóng dấu ấn mới và không làm ra con người mới.

3. Suy tư về chức tư tế thừa tác

- Nền tảng Phúc Âm.

Ngay từ đầu Phúc Âm đã cho thấy Chúa gọi một số người đề ở với Ngài và được sai đi thay cho Ngài (Mc 3,14; Mt 10,40). Ngài gọi họ trên bờ biến (Mc 1,16) để họ trở thành ngư phủ (khác với cá), để họ làm các công việc như Ngài (Mc 3,14-15), nhất là cầm buộc và tháo gỡ (Mt 16,19). Do đó, họ cần được hiển thánh (Ga 17,18- 19; 20,22-23) và được tách biệt. Và họ - các tông đồ - đã ý thức có ơn gọi riêng (Cv 8,15; 6,15; Gc 5,14; Rm 12,3; 1 Cr 5,3-5; 2 Cr 2,14-16; 5,18-20; Rm 5,15; Pl 2,16).

- Một ơn thánh hiến mới.

Đó là ơn gọi được hiển thánh một cách mới mẻ qua việc đặt tay, để đưa một số người vào hàng tư tế đặc biệt, hành động nhân danh Đức Giêsu cho loài người (in persona Christi). Dĩ nhiên, linh mục được chọn trong số các tín hữu (Dt 5,10), nhưng không vì vậy mà được coi linh mục như đại biểu của dân Chúa và chức tư tế thừa tác như phải lệ thuộc vào chức tư tế cộng đồng. Ngược lại, chính thừa tác vụ của linh mục cần thiết cho việc hình thành và phát triển chức tư tế cộng đồng nơi các tín hữu (GH 10).

- Công Đồng thật minh bạch trong Hiến chế Giáo Hội số 28: “Đức Kitô, Đấng Chúa Cha thánh hiến và sai đến thế gian, nhờ các Tông đồ, đã làm cho những người kế vị các ngài, tức là Giám mục, được tham dự vào việc thánh hiến và sứ mạng của mình; sau đó các Giám mục lại trao ban cách hợp pháp thừa tác vụ của mình cho những phần tử khác nhau trong Giáo Hội theo những cấp bậc khác nhau... Linh mục, dù không ở cấp độ tối cao của quyền giáo trưởng và tùy thuộc Giám mục khi thi hành quyền bính, nhưng các ngài liên kết với Giám mục trong chức vị tư tế và nhờ bí tích Truyền Chức Thánh, linh mục được thánh hiến theo hình ảnh Đức Kitô, Linh mục tối cao và đời đời, để rao giảng Tin Mừng, chăn dắt các tín hữu và cử hành việc phụng tự linh thánh như những tư tế đích thực của Tân Ước”.

- Trả lại cho lễ truyền chức sự phong phú huyền nhiệm của nó.
Điều quan trọng cần phải chú ý ngay, là việc linh mục được chia sẻ chức tư tế của Đức Giêsu, linh mục thượng phẩm đời đời. Nó khiến ta phải ý thức lại một cách mạnh mẽ giá trị mầu nhiệm có thật của việc đặt tay, tức là của lễ nghi phong chức linh mục. Chúng ta phải quyết tâm trả lại cho nghi lễ này tất cả sự phong phú huyền nhiệm của nó. - Cần chấm dứt những chuẩn bị, tổ chức, kéo dài lễ phong chức theo kiểu tiến chức phần đời. Tu đức ngày xưa ngặt nhưng đúng vì đưa cả cộng đoàn dân Chúa vào chiều sâu và như nhìn thấy mầu nhiệm Thượng tế đời đời của Đức Kitô, vì tu đức đó đặt lễ phong chức trong bầu khí rất thiêng liêng, chú trọng đến việc đón nhận ơn Chúa chứ không cho phép những “trình diễn” bên ngoài. - Thật khó quên hình ảnh một giám mục nọ, sau khi truyền chức và trở về phòng áo, đã quỳ xuống trước vị tân linh mục để xin phép lành và hôn tay. Đó là cử chỉ của đức tin tông truyền nhìn vị tân linh mục là alter Christus, tức là hiện thân mới của Đức Kitô để tiếp tục sứ mạng, tức là hiện Bí tích truyền chức đã làm ra con người mới, có chân tính mới, phẩm giá mới, có chức năng mới đến nỗi có thể nói mọi đầu gối phải quỳ xuống, vì từ nay con người này có quyền của Thiên Chúa và của Đức Kitô, có thể tha tội và dâng lễ cứu độ, giao hòa con người với Thiên Chúa.

- Thánh Phaolô muốn nhắc chúng ta khơi thắm lại ân sủng Thiên Chúa ban xuống trong chúng ta qua việc đặt tay, chứ không cần chúng ta nhớ việc ấy được thực hiện qua người nào, trong hoàn cảnh nào, tiệc tùng ra sao... (những ảnh chụp đều dư thừa theo một nghĩa nào đó), vì ai cũng chỉ là “đầy tớ vô dụng” (Lc 17,10). - Chúng ta có thể theo gương thánh Tông đồ mà khẳng định: “Theo lệnh Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta, và theo lệnh Đức Kitô, niềm hy vọng của chúng ta, mà chúng ta được làm tông đồ” (1 Tm 1,1). Và linh mục nào cũng có thể nói như Phaolô ở đâu các thư: “Tôi là tông đồ của Đức Kitô Giêsu, bởi ý định Thiên Chúa” (Cl 1,1). Chính Thiên Chúa Cha đã sắp đặt một cách vô cùng tự do và hoàn toàn vì thương xót. Người đã nhìn và cái nhìn của Người đã tạo dựng nên tôi với tất cả định mệnh dành cho tôi. Người đã gọi tôi ra khỏi hư vô, đưa tôi vào cuộc sống và dẫn tôi đến với Đức Kitô. Suốt thời gian ở chủng viện, tôi cũng như các môn đệ trước giờ Chúa bị nộp, còn là phàm nhân. Nhưng rồi đến giờ Đức Giêsu “tự hiến thánh để chúng được thánh hiến” (Ga 17,19), tôi cũng đã được xức dầu Thánh Thần như các tông đồ xưa (Cv 2,4) để tôi được quyền tế lễ và tha tội.

- Tránh quan niệm sai lạc, cho rằng chức tư tế do tôi tập luyện mà thành.

- Những điều chúng ta vừa nói thật quan trọng và cần suy đi nghĩ lại, kẻo không ý tứ, người ta sẽ có quan niệm rất sai lạc về chức linh mục. Người ta có thể nghĩ sai lạc: chính tôi đã nhìn thấy chức linh mục qua hình ảnh một cha xứ, rồi xin đi tu, đồng thời người khác cũng khuyên tôi; chính tôi làm đơn xin chịu chức linh mục và giám mục cũng không thể làm gì khác hơn là làm theo ý ban giám đốc chủng viện gọi tôi. Bề ngoài có vẻ diễn ra như vậy, nhưng sự thật thì khác và ngược hẳn. Chính kinh nghiệm bản thân cũng khiến chúng ta thấy đâu là chân lý.

- Biết bao người xứng đáng hơn tôi mà sao không được làm linh mục?

Đúng, Chúa muốn nặn ai thế nào thì tùy ý Chúa (Rm 9,20-25). Phaolô nói đúng: “Khả năng của chúng tôi là do ơn Thiên Chúa. Chính Người ban cho chúng tôi khả năng phục vụ Giao ước mới” (2 Cr 3,5). Cựu ước không thiếu gì chứng cớ hùng hồn. Chúa gọi Abraham, Chúa chọn Giacop, Chúa đặc cách chi tộc Giuđa, Chúa dùng Môsê, Chúa chọn Samuen, Saun, Đavit... Tân ước cũng vậy. Chúa Giêsu nhìn và gọi các môn đệ đầu tiên. Ngài đặt nhóm Mười Hai cũng như đặt Phêrô. Ngài đổi tên cho Simon như Đức Chúa đã đổi tên cho Abraham. Tiếng gọi của Ngài sáng tạo, làm ra con người mới. Tiếng gọi ấy bất chấp người ta đã sẵn sàng hay không (khác Êlisê xin phép Êlia về chuẩn bị), buộc theo ngay (và Lêvi đã đứng dậy theo Ngài Mc 2,14). Nhiều kẻ nghe và thấy việc Ngài làm muốn đi theo nhưng không được (Lc 9,57-61).

4. Phần đáp trả từ phía chúng ta

Do đó, chúng ta phải cảm tạ lòng thương xót chiếu cố của Chúa, Đấng không để mất kẻ Ngài đã chọn. Nhưng ý vào đó để không sửa mình thì đắc tội. Đã thấy ơn thì phải đáp trả.

- Những thánh linh mục Tử đạo Việt Nam đã phải trầy da tróc vẩy mới đạt tới vinh dự này. Đó thật là những Tông đồ đầu tiên của Hội Thánh Việt Nam, xứng đáng như các Tông đồ đầu tiên của Hội Thánh, đã bỏ lưới bỏ chài và tất cả để đi theo Chúa (Mt 19,20; Lc 18,28).

- Phải từ bỏ.

Tân ước cho thấy các môn đệ đi theo Đức Giêsu để được làm tông đồ không giống tí nào các môn đệ theo các rabbi ngày trước. Những người này theo để học, được quyền trao đổi, rồi dần dần trở nên rabbi. Các môn đệ của Đức Giêsu thì không, phải bỏ tất cả, phải ghét tất cả để chọn Người, để vác thập giá đi theo Người, để chết như Người, nhưng không bao giờ bằng Người; suốt đời và mãi mãi chỉ là môn đệ. Nhưng sẽ được vào Nước Trời, sẽ được xét xử 12 chi tộc. Các Thánh Tử đạo Việt Nam ngày xưa y như vậy.

Nhưng sau thế hệ các tông đồ và tử đạo thì sao? Thánh Phaolô không viết giống như các sách Tin Mừng. Các sách Tin Mừng viết về thái độ của môn đệ đi theo Đức Giêsu khi Ngài còn sống ở trần gian (hoặc trong thời gian bị bắt bớ thực sự). Một khi Ngài đã lên trời, điều kiện làm môn đệ là phải nên giống như Thầy, đồng hóa với Thầy, mang lấy sự chết của Thầy ở nơi mình để được sự sống của Thầy. Cách thức có khác, nhưng động lực vẫn là tin và mến Thầy.

- Nhưng quan trọng hơn phải có lòng mến.

- Quan trọng hơn cả phải có lòng mến, vì để có thể đại diện Chúa, tiếp nối sứ mạng của Người và xây dựng Hội Thánh, từ bỏ chưa hẳn đáng kể. Đúng hơn, từ bỏ đã xảy ra và có giá trị vì phát xuất từ tiếng Chúa gọi và đáp lại bằng lòng mến, lòng mến Chúa Kitô. Phải mến Người, mến Người nhiều, mến Người hơn mọi người khác (Ga 21,15-17) mới được trao trách nhiệm chăn chiên. Ai trong chúng ta không sống tâm tình như thế khi chịu chức? Hãy nhớ lại lúc chịu chức và thấy bấy giờ mình có tâm trạng của Phêrô không? Đó là lòng mến, ý thức sự bất xứng và yếu đuối của mình khiến đã dẫn đến cái chết của Chúa; nên ước gì chúng ta có thể nói như thánh Phaolô: “Hiện nay tôi sông kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi. Tôi không làm cho ân huệ của Thiên Chúa ra vô hiệu” (Gl 2,20).

- Đổi mới lòng mến, đổi mới tư duy.

- Lý tưởng là vậy. Việc này đòi quyết tâm; và quyết tâm này phải đổi mới hằng ngày quan hệ ràng buộc mình với Chúa Giêsu. Đây là đổi mới căn bản, đổi mới tư duy mà nếu thiếu nó mọi chấn chỉnh khác chỉ có giá trị và víu và chóng qua. Nó có luật riêng đã được viết sẵn trong chính cuộc đời của Đức Giêsu, Đấng chia sẻ chức vụ tư tế của Người cho chúng ta. Tất cả cuộc đời của Người là chuỗi đời tư tế, khởi sự từ khi vào thế gian với câu: “Con đến để làm theo ý Cha (Hr 10,5-9). Rồi từ đó ý Cha là lương thực hằng ngày (Ga 4,34), sống thân phận người tôi tớ (Lc 4,16-21; PI 2,6-8) cho đến khi mạnh dạn đi lên Giêrusalem (Mc 10,32), chấp nhận uống chén cay đắng của cuộc khổ nạn và từ bỏ cả mạng sống trong tay Cha.

- Xét mình và hoán cải.

Linh mục được kêu gọi hằng ngày nhìn vào mô hình của Đức Giêsu Kitô Thượng tế (Dt 12,2), thực hành những việc làm nơi bàn thờ, để tập chết cho bản thân và sống cho Thiên Chúa. Không thiếu những hoàn cảnh và phương tiện giúp chúng ta thi hành tốt cách cụ thể. Những gợi ý, hướng dẫn, xây dựng của giám mục và của anh em; những tiếng xì xầm và góp ý của giáo dân; nhất là “Lời Chúa sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi, xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tủy; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người. Vì không có loài thụ tạo nào mà không hiện rõ trước Lời Chúa, nhưng tất cả đều trần trụi và phơi bày trước mặt Đấng có quyền đòi chúng ta trả lẽ” (Dt 4,12-13).

5. Kết

- Thế nên, “ước chi hôm nay nghe tiếng Người, chúng ta đừng cứng lòng nữa” (Tv 95,8), để Chúa rửa sạch chúng ta, lại yêu chúng ta như buổi đầu. Chúng ta nhờ những ngày thánh thiện này để tìm lại khuôn mặt mà Chúa đã nặn ra chúng ta, đặc biệt trong ngày thụ phong linh mục (1 Cr 1,6). Chúng ta hãy thi hành lời ĐTC Piô XII có lần nói với chúng sinh: “Với lòng khiêm nhường và thành thật, chúng sinh phải quen nuôi một quan niệm về chính bản thân của mình rất khác và rất cao hơn quan niệm thông thường của Kitô hữu, dù là người thuộc hạng siêu quần bạt chúng. Chúng sinh sẽ là một người được tuyển chọn trong dân chúng, một người được đặc biệt hưởng những đặc sủng của Thiên Chúa; nói tóm, sẽ là một Kitô mới. Họ không còn thuộc về mình nữa, không còn thuộc về cha mẹ, bè bạn, và cũng không còn thuộc về một quê hương nhất định nào: đức ái phổ cập sẽ là hơi thở của họ. Ngay cả tư tưởng, ý chí, tình cảm của họ cũng không thuộc về họ, nhưng thuộc Đức Kitô vốn là sự sông của họ”.

- Công Đồng Vatican II cũng không nói gì khác hơn. Chúng ta chỉ còn cần phải ngẫm nghĩ hằng ngày để mỗi ngày đổi mới quan niệm về chính bản thân của mình, hầu có thể “đi đứng sao cho xứng với ơn thiên triệu”, thực hiện những cuộc đổi mới khác nữa (Ep 4,1).

- Gương các thánh Tử Đạo Việt Nam.

Chúng ta hãy tiếp nối truyền thống anh hùng của các thánh linh mục Tử đạo Việt Nam. Các quan quý trọng các ngài muốn cứu các ngài khỏi chết, nên xin các ngài đừng xưng mình là đạo trưởng, hãy khai mình là thầy lang, thầy đồ... Nhưng các ngài cương quyết chỉ khai một điều: tôi là “đạo trưởng”. Tôi là trưởng lão trong đạo Chúa Kitô. Đó là vinh dự mà các ngài thà chết chứ không chịu bỏ mất. Các ngài đang muốn nói với chúng ta: đừng tự hào về tư cách nào khác, đừng muốn là gì khác, hãy luôn nhớ và tỏ ra mình là linh mục của Đức Giêsu Kitô.
 


BÀI 2:
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC LINH MỤC LÀ THÀNH PHẦN CỦA HÀNG TƯ TẾ

1. Dẫn: Sống chức linh mục trong tương quan với hàng tư tế của Hội Thánh

- Được gọi làm tôi tớ Đức Giêsu.

- Như thánh Phaolô, tất cả chúng ta “đã trở nên người phục vụ Tin Mừng, nhờ ân sủng đặc biệt Thiên Chúa ban, khi Người thi thố quyền năng của Người” (Ep 3,7). Đó là ân huệ lớn lao, nhưng cũng rất đòi hỏi (honor, onus), vì chẳng thể làm tôi tớ của Đức Giêsu nếu không cố gắng trở nên đồng hình đồng dạng với Người. Chính Người đã nói: “Môn đệ không lẽ hơn thầy, và tôi tớ hơn chủ?” (Mt 10,24); và “có học hết chữ cũng chỉ bằng Thầy mà thôi” (Lc 6,40).

- Đức Mẹ và Hội Thánh giúp chúng ta sống chức năng tôi tớ.

Nhưng ai sẽ giúp chúng ta nên giống Thầy? Chúng ta hãy nghĩ đến câu chuyện Đức Maria đứng dưới chân thập giá với người môn đệ Chúa thương. Chính tình thương vào lúc vĩnh biệt đã khiến Chúa trối môn đệ lại cho thân mẫu để Người chăm sóc, uốn nắn (Ga 19,25- 27). Là môn đồ yêu mến của Đức Giêsu, chúng ta cũng hãy lĩnh lấy Đức Maria về nhà mình. Chính Mẹ sẽ giúp chúng ta dần dần đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu.

- Sống chức linh mục trong tương quan với hàng tư tế của Hội Thánh.

Chúng ta cũng có Hội Thánh để giúp đỡ chúng ta nên người môn đệ Chúa thương. Bài này muốn nhắc chúng ta sống chức linh mục trong tổ chức của Hội Thánh mà hàng tư tế giữ vai trò lãnh đạo, và chúng ta cần đổi mới tư duy về quan hệ với hàng tư tế này.

2. Tính tập đoàn của chức Tư Tế thừa tác

- Đức Giêsu thiết lập Nhóm Mười Hai

Chúng ta biết trong Tân ước, lúc đầu có vẻ như Chúa gọi từng môn đệ, nhưng lập tức Người đã quy tụ họ lại thành đoàn; và đặc biệt sau một đêm cầu nguyện, Người đã đặt một Nhóm 12 người làm tông đồ (Lc 6,12- 16). Con số 12 này có một ý nghĩa linh thiêng đến nỗi khi mất một, lập tức Matthias đã được chọn để bổ sung vào ngay (Cv 1,15-26).

- Tính tập đoàn với Công Đồng Vatican II

Tính tập đoàn này đã được Công Đồng Vatican II bàn giải rộng rãi và áp dụng cụ thể vào những sáng kiến mới như Thượng Hội đồng Giám mục thế giới, các Hội đồng Giám mục, Hội đồng linh mục, Hội đồng mục vụ...- Như vậy, hết rồi những thời thi hành chức năng linh mục một cách đơn thương độc mã. Và điều này bắt buộc chúng ta phải có một tư duy mới, để ý thức mình là cộng sự viên của hàng giám mục và là thành viên của hàng linh mục.

- Tính tập đoàn trong lễ nghi phong chức

Lễ nghi phong chức ngày xưa cũng như ngày nay mô tả việc tiến chức linh mục dựa trên ý Chúa đã phán dạy Môsê: “Hãy triệu tập lại cho Ta 70 người trong số kỳ mục Itraen... Ta sẽ lấy một phần thần khí đang ngự trên ngươi mà đặt trên chúng, chúng sẽ cùng với ngươi gánh vác dân này, và ngươi sẽ không còn phải gánh vác một mình nữa” (Ds 11,16-17). Và bởi vậy trong nghi thức phụng vụ, các linh mục hiện diện được mời cùng với Giám mục chủ phong đặt tay trên vị tiến chức.

3. Tương quan linh mục - giám mục

3.1. Tích cực

- Tùy thuộc

“Tuy được Thiên Chúa ban ân sủng để làm thừa tác viên của Đức Giêsu Kitô giữa muôn dân” (LM 2), các linh mục vẫn phải đón nhận các ân sủng ấy từ việc đặt tay của các giám mục. Hơn nữa, chức vụ thừa tác của các linh mục ở một cấp độ tùy thuộc và phải thi hành trong sự liên kết với chức giám mục.

- Liên đới

Dù sao, do bí tích truyền chức, linh mục là một Kitô mới có đủ khả năng tham dự vào quyền bính mà chính Chúa Kitô đã dùng để kiến tạo, thánh hóa và cai quản thân thể của Người (LM 2).

Quan hệ giữa giám mục và linh mục có thể được hình dung một cách khá chính xác dựa vào lời Tv 2,7: “Con là con của Ta, chính Ta, ngày hôm nay Ta đã sinh ra Con”. Đó là lời phong vương, truyền ngôi báu chứ không phải chỉ là lời loan báo có thêm một hoàng tử. Một cách nào đó, giống vậy, giám mục phong chức linh mục cho ai là để người đó có đủ quyền năng và sứ mệnh của Đức Kitô đối với Nhiệm Thể của Người, “đến nỗi có quyền thay mặt Đức Kitô là Đầu mà hành động” (LM2).

- Cộng sự

Tuy nhiên, linh mục vẫn là người con và là cộng sự viên của giám mục, bởi vì sứ đồ vụ mà Chúa Giêsu đã thiết lập trong Hội Thánh đã được trao cho hàng giảm mục, mà nhờ bí tích truyền chức, linh mục được chia sẻ và tham gia, nhưng luôn luôn trong tinh thần liên kết và vâng phục.

- Vâng phục

Chính lời hứa vâng phục trong Thánh lễ truyền chức nói lên ý nghĩa này và đưa chúng ta vào mầu nhiệm của chức tư tế. Giám mục đòi hỏi sự vâng phục lúc đó không lấy danh nghĩa cá nhân, nhưng thay mặt cho hàng giám mục và cho truyền thống tông đồ. Chính giám mục khi nhậm chức cũng phải thề hứa như thế đối với Đức Thánh Cha, khiến chúng ta nhớ lại bản chất của tông đồ vụ là sự vâng phục. Sứ mạng tông đồ quả thật bắt nguồn từ Đức Kitô, được Chúa Cha thánh hóa và sai vào thế gian. Người đã lãnh nhận trong tinh thần vâng phục và đã truyền đạt cho chúng ta cũng trong tinh thần vâng phục ấy (“Này con xin đến để thực thi ý Cha”, Dt 10,5.9). Do đó, nếu linh mục đã thấy vinh dự của mình được đồng hóa với Đức Kitô để trở nên một Kitô mới cho toàn thể dân Chúa, thì cũng thấy mình nhỏ bé trong truyền thống tông đồ và trở thành một phân tử trong hàng tư tế duy nhất mà Chúa Kitô đã thiết lập trong đoàn Mười Hai. Có thể nói, càng xa hàng giáo phẩm bao nhiêu, thì càng xa sứ mạng của Đức Kitô bấy nhiêu và càng đánh mất vinh dự là một alter Christus.

- Như vậy, linh mục phải yêu mến hàng giáo phẩm, trung thành gắn bó với hàng giáo phẩm, mà việc chăm chỉ theo dõi, học hỏi, thi hành các chỉ thị của hàng giảm mục là dấu chỉ cụ thể đã có quan niệm đổi mới về tổ chức.

3.2. Những tiêu cực trong thực tế

- Thế mà buồn thay đôi khi có những tiếng nói linh mục không những không đồng tình mà còn công khai tỏ ý bất mãn chống đối ý kiến của hàng giáo phẩm (khi chưa hiểu rõ), dĩ chí của cả Đức Thánh Cha nữa. Ít nhất, tại sao lại không bình tĩnh, kiên nhẫn, yên lặng tìm hiểu thêm, và nếu cần trình bày thẳng thắn với những người cha của mình? Dù sao cũng chẳng nên tí nào khi không lường lời và lựa lời, a dua với những người khác để công kích hàng tư tế mà hiện tại mình đang được vinh dự tham gia.

- Giáo luật

- Không phải tự nhiên mà Giáo luật điều 273 viết: “Các giáo sĩ có nghĩa vụ đặc biệt phải tỏ lòng kính trọng và vâng phục Đức Thánh Cha và Đấng Bản quyền của mình”. Và đáng khen biết bao thái độ của các linh mục Việt Nam đầu tiên đã được phong hiển thánh. Khi bị tra hỏi cùng với các giám mục thừa sai, dù ăn nói dễ dàng hơn, các linh mục ấy vẫn giữ thái độ im lặng và để cho các giám mục người ngoại quốc trả lời với vua quan.

- ĐTC Gioan 23

- Đức Gioan XXIII nổi tiếng là hiền lành, và nhật ký của Người không ngớt đề cao giá trị của đức vâng lời. Người đã trích câu sau đây của Đức Piô XII: “Nền tảng và rường cột của sự thánh thiện bản thân cũng như của hiệu năng trong việc tông đồ là sự vâng lời thường hằng và đúng đắn với hàng giáo phẩm”; rồi Người viết tiếp: “Lại nữa, thưa chư huynh đáng kính, chắc hẳn chư huynh còn nhớ những vị tiền nhiệm gần nhất của Ta đã tố cáo mạnh mẽ đến mức nào và nguy cơ trầm trọng của tinh thần đòi tự lập nơi hàng giáo sĩ trong việc giảng dạy giáo lý, cũng như trong phương cách thực thi việc tông đồ và trong vấn đề kỷ luật giáo sĩ” (x. LM 7).

- Nói cách tích cực

Để nói một cách tích cực, chúng ta hãy mượn lại lời thánh Inhaxiô Antiokia muốn cho giám mục và linh mục hòa hợp như dây đàn với cây đàn để gảy lên những điệu nhạc êm ái tôn vinh Thiên Chúa và đem lại hạnh phúc cho mọi người (Thư gửi giáo đoàn Smyrne).

4. Tương quan giám mục - linh mục

- Dĩ nhiên, các giám mục cũng phải nhớ và thi hành các nghĩa vụ đối với anh em linh mục. Chắc hẳn giám mục nào chẳng muốn xin các linh mục cầu nguyện cho mình. Việc đọc tên Đức Thánh Cha và Đức Giám mục trong Thánh lễ, chắc chăn không chỉ nói lên sự hiệp thông Hội Thánh, mà còn để nhắc nhở mọi người cầu cho các vị lãnh đạo của mình biết chu toàn tốt mọi nghĩa vụ. Linh mục thi hành chức năng cao quý đối với hàng giám mục là làm cố vấn khôn ngoan, là viện trưởng lão của giám mục và thiết tưởng các ngài chờ đợi một sự cộng tác chân thành.

- Nhưng đàng khác, những gì của Hội Thánh và của hàng giám mục, thiết tưởng cũng cần chia sẻ với quý cha để chúng ta được cùng hiệp thông trong tổ chức của Đức Giêsu. Chúng ta hãy “tự nguyện thi hành chứ không miễn cưỡng” các luật phụng tự, mục vụ và kỷ cương của Hội Thánh mà mục đích là phục vụ con người, vì “ngày hưu lễ vì con người, chứ không phải con người vì ngày hưu lễ” (Mc 2,27).

5. Tương quan giữa các linh mục với nhau

5.1. Tình huynh đệ linh mục

Chúng ta không đòi Giáo phận phải giống như một xã hội có tổ chức nghiêm minh, nhưng tất cả chúng ta có nghĩa vụ làm cho giáo phận biểu thị được Hội Thánh địa phương của Đức Kitô mà nét đầu tiên chính là sự duy nhất, bắt đầu từ nơi chúng ta, không nguyên trong tương quan giữa giám mục và linh mục, mà còn giữa linh mục với nhau nữa.

5.2. Tình huynh đệ linh mục do bí tích

Khi gia nhập hàng tư tế nhờ bí tích truyền chức, tất cả các linh mục không những liên kết với hàng giám mục mà còn với nhau nữa bằng một tình huynh đệ do bí tích (LM 8), vì tất cả chúng ta đều được tham dự vào chức tư tế thượng phẩm của Đức Kitô. Chức tư tế này quá phong phú, gồm ba cấp bậc, nhưng đều hướng về một mục đích là xây dựng Thân Thể Chúa Kitô và chăm sóc đoàn chiên cho Thiên Chúa. Nhiệm vụ, công việc, hoạt động phải phân chia ra nhiều, nhưng Giáo Hội địa phương nào cũng phải biểu thị Hội Thánh toàn cầu và các Giáo Hội phải sống như chi thể của nhau.

5.3. Tình huynh đệ linh mục trong cùng một giáo phận

Do đó, nếu chúng ta có nghĩa vụ hiệp thông và liên kết với tất cả hàng giám mục và linh mục thế giới để sống đúng chức năng là “tư tế của muôn dân” (LM 2), chúng ta càng có phận sự đặc biệt hơn sống tinh thần ấy trong một giáo phận. Công Đồng viết rõ: “Khi được chỉ định phục vụ dưới quyền vị Giám mục trong một Giáo phận, các linh mục quy tụ cách đặc biệt thành một linh mục đoàn duy nhất” (LM 8). Đúng hơn, giám mục với các linh mục của người là một hàng tư tế duy nhất mà người là Cha (GH 28).

Điều này đã được biểu hiện trong phụng vụ ngay từ thời xa xưa khi các linh mục hiện diện được mời cùng với giám mục chủ phong đặt tay trên vị tiến chức. Thật đáng ước mong tất cả các linh mục sốt sắng hiện diện mỗi khi có lễ phong chức.

Ngoài ra, mỗi khi giám mục cử hành Thánh lễ, càng đông đủ các linh mục đồng tế càng tốt để biểu thị một chức tư tế sung mãn của Đức Giêsu Kitô. Hiện nay nhiều Giáo phận đã thực hiện được điều tốt đẹp này là tất cả các vị đồng tế đều có lễ phục như nhau, diễn tả tính duy nhất phong phú của chức tư tế thừa tác.

5.4. Cả trong những chi tiết của đời sống thường ngày

- Công Đồng còn khuyên chúng ta không những hãy yêu thương, cầu nguyện và hợp tác với nhau, mà còn gợi lên cả những vấn đề thông cảm tính tình, tuổi tác của nhau, biết tiếp đón nhau và chia sẻ với nhau những nhu cầu vật chất, đặc biệt với những anh em ốm đau và đang gặp khó khăn (LM 8).

- Công Đồng cũng bảo chúng ta phải biết giải trí với nhau, tránh cho nhau tình trạng cô đơn bị bỏ rơi (LM 8). Những người đàn ông khác có những Evà để an ủi những người độc thân như chúng ta cần nhất sự thông cảm của nhau, vì sau Chúa, có lẽ chẳng ai hiểu chúng ta bằng chính anh em linh mục. Do đó, những lời dèm pha, nói xấu hại nhau là những lưỡi gươm đâm vào sự sống linh mục của anh em chúng ta. Nó làm tê liệt tinh thần anh em, có thể đẩy anh em xa chức linh mục, hoặc làm suy yếu hoạt động của anh em là hoạt động xây dựng Nhiệm Thể Đức Giêsu Kitô, khiến có thể nói Ngài lại bị đóng đinh một lần nữa. Mc 9,50 viết: “Anh em hãy có muối trong lòng anh em, và anh em sẽ được an hòa với nhau”. Câu văn tối nghĩa, nhưng có thể hiểu: Hãy ướp tính xác thịt (là có tinh thần hy sinh), thì sẽ có bình an hòa hợp.

5.5. Sự cô đơn trong đời linh mục

Nhưng nói gì thì nói, vẫn không tránh được hết mọi cảnh đau lòng đó đây. Lúc ấy, ước gì linh mục lại nhớ cảnh đồi Canvê: người linh mục được trao cho Đức Mẹ; người đi vào trái tim đau đớn của Mẹ để cùng Mẹ dâng hy tế với Đức Giêsu. Đó không phải là lúc dâng lễ có giá trị cứu độ trần gian sao? Và linh mục có thể dâng lễ như thế hằng ngày, vì có ngày nào mà đời sống linh mục không gặp nhiều thử thách đớn đau để đem vào đĩa thánh, cộng với biển cả mênh mông nước mắt và mồ hôi của loài người? Những Thánh lễ như vậy sẽ biến đổi chúng ta ngày càng xứng đáng là môn đệ Chúa yêu, và khiến chúng ta dần dần không còn cần những lời lẽ an ủi kiểu thế gian nữa. Chúng ta sẽ thấy giá trị của những lời lẽ đức tin, mà không phải chỉ Kinh Thánh đem lại, nhưng Chúa cũng dùng anh em để nói với chúng ta nữa.

Ước gì trong những ngày này chúng ta biết nói với nhau những lời tốt đẹp đó, để không những chúng ta có tư duy mới về ơn gọi và bản thân chúng ta, mà còn đưa chúng ta thích thú đi vào quan niệm tư duy mới về tổ chức, khiến chúng ta từ nay hân hoan thi hành lời Công Đồng nói sau đây: “Không một linh mục nào có thể chu toàn trọn vẹn sứ vụ cách tự lực hay đơn độc, nhưng phải hợp tác hành động cùng với các linh mục khác, dưới sự hướng dẫn của các vị lãnh đạo trong Giáo Hội” (LM 7).

6. Kết: Gương cha thánh Ngân sống tình huynh đệ linh mục cách khiêm tốn tốt đẹp

Ở trên đã nói đến gương của các thánh linh mục Tử đạo Việt Nam khi bị bắt: dù ăn nói hoạt bát hơn các giám mục thừa sai khi bị hỏi về đạo, các ngài vẫn nhường lời để bề trên nói; ở đây chúng ta bổ sung bằng gương sáng của cha thánh Ngân đối với cha thánh Nghi. Hai cha cùng học với nhau. Cha Nghi chóng được làm cha xứ, cha Ngân về sau được sai đến làm phó. Cha cư xử rất khiêm tốn và hoàn toàn vâng phục cha Nghi. Bị bắt ở những địa điểm khác nhau, nhưng cuối cùng hai cha cùng bị đeo gông đến trước mặt quan Trịnh Quang Khanh. Bị hỏi, cha Ngân vẫn dành quyền trả lời cho cha Nghi là bề trên và chỉ nói vắn tắt là đồng ý với tất cả những lời tuyên xưng đức tin đầy can đảm của cha xứ... Thế là cả hai đều phải ăn đòn như nhau, bị chang nắng như nhau. Hai anh em an ủi, khích lệ nhau và giảng đạo cho những người đứng xem. Cuối cùng, cả hai cùng lãnh án như nhau, để đã cùng thi hành chức năng linh mục với nhau, thì cũng đồng hành sát cánh bên nhau đi đến nơi bị chém đầu, cùng nhau dâng mạng sống làm lễ hy sinh cứu độ. Và thật là đẹp đẽ khi hai cha được an táng bên cạnh nhau, để bây giờ được đứng gần nhau trên thiên quốc. Xin hai cha giúp chúng ta biết sống chức linh mục trong tình huynh đệ duy nhất như vậy.
 

BÀI 3:
ĐỔI MỚI SỨ MẠNG LINH MỤC LÀ NGƯỜI XÂY DỰNG NHIỆM THỂ

1. Dẫn: “Tông đồ” là người được sai đi

- Được chia sẻ tông đồ vụ với hàng giám mục (GH 28), chúng ta hãy tìm hiểu bản chất tông đồ vụ là gì?

- Chúng ta đọc trong Phúc Âm Matcô: “Chúa Giêsu lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người, và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ” (3,14- 15). Câu văn ngắn gọn nhưng phong phủ. Nhóm Mười Hai phải ở với Chúa để biết Người, hiểu Người, tin Người, mến Người, rồi xứng đáng được Người sai đi, thay mặt cho Người, làm những việc Người chỉ định, để sự nghiệp của Người được tiếp tục. “Được sai đi”, đó chính là ý nghĩa của hai chữ “Tông đồ”.

“Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21), và Gioan viết tiếp: “Nói thế rồi, Người thổi hơi trên họ”. Như vậy, việc được hiển thánh và sai đi là hai việc không thể tách rời trong ơn gọi của những người được Chúa chọn, trong Cựu ước cũng như trong Tân ước.

Chỉ cần đọc lại Is 6,7-8: “Với than ấy Ngài sờ miệng tôi và nói: “Này, cái này đã sờ môi ngươi, lỗi ngươi được cất, tội ngươi được tha (đó là hiển thánh). Đoạn tôi nghe tiếng Đức Chúa phán: “Ta sẽ sai ai? Ai sẽ đi cho chúng ta?” (đó là tông đồ vụ). Và tôi thưa: “Này tôi đây, xin Người sai tôi. Rồi Người phán: “Hãy đi”. “Hãy đi”, đó cũng là lệnh cuối cùng Chúa để lại cho Hội Thánh nơi các tông đồ (Mt 28,19) và tiếp tục được truyền lại cho các thế hệ đi sau.

2. Chức vụ công việc khác nhau, nhưng chỉ một tác vụ linh mục duy nhất

- Chúng ta đã là những người được sai đi khi lãnh nhận thánh chức, cho dù sau đó có thể chúng ta chẳng được đi đâu cả. Chịu chức xong, chúng ta có thể vẫn cứ ở lại nơi chủng viện hoặc tu viện: chúng ta có thể chỉ được giao cho một cái máy tính để làm thư ký hoặc một cái chìa khóa để bảo quản thư viện. Tuy nhiên, trong tất cả trường hợp như vậy, linh mục chịu chức xong vẫn là người được sai đi để thi hành chương trình cứu độ của Chúa cho nhiều người, nếu không muốn nói là cho tất cả mọi người và cho toàn thể thế giới (x. Mc 16,15: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo”). Chúng ta hết thảy đều là tông đồ của hết mọi dân tộc, bởi vì chúng ta đã được đưa vào tông đồ vụ của Chúa Giêsu đang tiếp diễn cho đến muôn muôn thế hệ. Những phận sự hoặc công tác cụ thể có thể chỉ là những công việc rất nhỏ, bề ngoài rất vô nghĩa, nhưng bên trong, nơi lịch sử cứu độ, lại có giá trị bao la vì nằm trong sứ mạng lớn lao mà Chúa và Hội Thánh đã trao cho tân chức.

- Đó chính là sứ mạng được sai đi làm công việc toàn diện (đúng hơn, công cuộc, nhiệm cục cứu độ) của chính Đức Giêsu Cứu Thế. Khi sống ở trần gian, Người đã chỉ đi đến một số nơi nhất định và làm một số rất ít công việc nhất định; nhưng cuộc đời của Người với những hành động như thế vẫn là “vì tất cả mọi người” vượt mọi giới hạn của không gian và thời gian.

- Vatican II nói rõ với chúng ta:

“Tuy giữ những chức vụ khác nhau, nhưng các ngài vẫn thi hành cùng một tác vụ linh mục để phục vụ con người. Thật vậy, tất cả các linh mục đều được sai đi để cộng tác vào cùng một công trình: hoặc thi hành tác vụ tại giáo xứ hay ngoài giáo xứ, tham gia công tác nghiên cứu khoa học hay dạy học, hoặc lao động tay chân để chia sẻ cuộc sống với các công nhân khi được giáo quyền hữu trách chấp nhận và xét là hữu ích, hoặc đảm nhận công tác nào khác liên quan đến hoạt động tông đồ. Tất cả đều phải hướng về mục đích duy nhất là xây dựng Thân Thê Chúa Kitô, một công trình đòi hỏi nhiều phận vụ đa dạng cũng như nhiều thích nghi mới mẻ, nhất là trong thời đại chúng ta ngày nay. Bởi thế, tất cả các linh mục, triều cũng như dòng, rất cần phải hỗ trợ nhau, để luôn mãi trở nên những cộng tác viên cùng phục vụ chân lý” (LM 8).

- Những chữ cuối cùng “phục vụ chân lý” là của thánh Gioan rất sâu sắc, cần được suy niệm (3 Ga 8: “Chúng ta phải tiếp đón những con người như thế [những con người ra đi để làm chứng cho Sự Thật], để cộng tác vào việc truyền bá Sự Thật”). Ở đây chúng ta có thể nói đơn giản, ở bất cứ hoàn cảnh nào và làm bất cứ việc gì, linh mục chúng ta phải coi cuộc đời mình liên đới mật thiết với Đức Giêsu là Sự Thật (Ga 14,6) và cộng tác với Người trong sứ mạng làm chứng về Sự Thật, những lời Người đã tuyên bố trước mặt Philatô (Ga 18,38). Quả thực, chúng ta đã được tác thánh trong Sự Thật (Ga 17,17) để làm gì nếu không phải để sống cho Sự Thật? Chúng ta nhận tông đồ vụ không phải để làm việc này việc kia, nhưng qua những việc ấy, đạt tới và đưa người khác tới sự Thật.

3. Không tìm “chỗ ngồi”, nhưng phục vụ

3.1 Cái nhìn đức tin, không để “ngồi chỗ ngon”

- Chúng ta nói điều này để cảm thông với một số anh em trong những hoàn cảnh đặc biệt: không công việc hoặc công việc “thầm lặng”. Có thể có lúc nào đó ta cảm thấy công việc mình đang làm chẳng có nghĩa lý gì trước thất thế gian. Nhưng chúng ta không thuộc về thế gian nữa, Chúa đã đưa chúng ta ra khỏi thế gian rồi, để có con mặt đức tin, chúng ta nhìn mọi sự khác hẳn với thế gian và đẹp hơn nhiều vì trong ánh sáng vĩnh cửu. Chúng ta không còn bị giới hạn và tù hãm trong một nơi, một việc, kẻo không ý tứ chúng ta làm mất chân tính tông đồ của mình ngay khi mới đến nhiệm sở và bắt tay vào nhiệm vụ. Người ta có thể thấy chúng ta muốn đến “ngồi” ở họ nào, hay muốn đến làm một công việc nào đó.

- Vatican II rất khôn ngoan đã nói với chúng ta: “Là cộng sự viên khôn ngoan để giúp đỡ và làm việc với hàng Giám mục, các linh mục cùng với Giám mục của mình tạo thành linh mục đoàn duy nhất... Trong mỗi cộng đoàn tín hữu địa phương, linh mục một cách nào đó đại diện của vị Giám mục... Các ngài làm cho Giáo Hội phổ quát nên hữu hình ngay tại địa phương mình, và góp phần hữu hiệu vào việc xây dựng toàn thân mình Đức Kitô” (GH 28).

- Chưa bằng lòng với giáo lý thâm thúy ấy, Vatican II là Công Đồng mục vụ, còn nói tiếp một cách cụ thể hơn: “Luôn lưu tâm đến lợi ích của những người con cái Thiên Chúa, các Linh mục phải nhiệt thành tham gia vào việc mục vụ của cả Giáo phận, và hơn nữa, của toàn thể Giáo Hội” (GH 28).

3.2 Tham gia công cuộc mục vụ của Giáo Hội toàn cầu

- Tất nhiên chúng ta muốn biết ngay “mục vụ của cả giáo phận và của toàn thể Hội Thánh” hiện nay là gì? Thưa cũng là mục vụ tông truyền thôi, nhưng được cụ thể hóa cho thời đại chúng ta. Đó là mục vụ xây dựng Thân Thể Chúa Kitô như đã nói ở trên, mà Vatican II có lần đã diễn tả một cách cụ thể hơn khi nói: đó là xây dựng dân Thiên Chúa. Nhưng không phải xây dựng một dân tộc ở giữa các dân tộc, một dân tộc trần thế.

- Đức Giêsu đến không làm như vậy. Thánh Phêrô nói đến Vương Quốc thiêng liêng. Phaolô nói đến Nhiệm Thể. Và chúng ta không được quên tính cách thiêng liêng này.

3.3 Phục vụ con người

Mục vụ hiện nay của Hội Thánh, và cũng phải là mục vụ của mọi giáo phận, là phải quan tâm đên Dân Chúa, đến việc làm cho người ta trở nên Dân Chúa. Đức Gioan Phaolô II đã có một châm ngôn thoạt đầu khó hiểu khi người nói: “Con người là mọi nẻo đường của Hội Thánh”. Tức là mọi ngả đường của Hội Thánh, mọi hoạt động của Hội Thánh đều nhằm vào con người để phục vụ họ (không phải cho mục tiêu trần gian, nhưng theo lệnh Chúa truyền để “trừ quỷ cho họ” và biến họ nên lễ vật thanh sạch).

3.4 Túi kẻ liệt” luôn sẵn sàng (V. Gheorghiu)

- V. GHEORGHIU trong cuốn “Từ giờ thứ hai mươi lăm đến giờ vĩnh cửu” có những trang rất cảm động về thái độ của một cha xứ Chính Thống giáo, vừa nghe tiếng vó ngựa đã vội bỏ bàn ăn hoặc bàn giấy, lấy mau “túi kẻ liệt”, mở cửa chờ người giáo hữu đến tìm là đi ngay. Cha mang Mình Thánh Chúa nên phải đi bộ theo sau người giáo dân cỡi ngựa, vượt qua những chặng đường băng giá... Cái “túi đi kẻ liệt” gợi lên cho chúng ta thái độ và tư thế của người mục tử: phải sẵn sàng và lên đường vào bất cứ giờ phút nào.

- Nhưng đâu phải chỉ có kẻ liệt mới khẩn thiết kêu gọi chúng ta! Chúa sai chúng ta đến với mọi thụ tạo, mở đường cho chính Ngài đến! Phúc Âm Lc 10,1: “Khi ấy, Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến”. Để làm gì? Phục vụ.

4. Linh mục cần giáo dân: tôn trọng, bình đẳng

- Như viết trong đoạn Phúc Âm trên, lập tức chúng ta thấy ngay: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít”, sức của chúng ta bị giới hạn. Giải pháp là, như giám mục cân phải có linh mục, thì linh mục cũng cần phải có giáo dân.

- Cần hiểu và kính trọng người giáo dân hơn

- THĐGM năm 1987 bàn về vai trò sứ mạng người giáo dân. Họ là những người, nhờ máu của Con Thiên Chúa, đã được lôi từ chốn tối tăm đưa vào Nước Ánh sáng y hệt chúng ta (1 P 2,9). Hơn nữa, sau khi được thanh tẩy, họ cũng là dòng dõi được lựa chọn, hàng tư tế hoàng vương, Nước thánh thiện, Dân được chọn làm sử hữu (nt). Họ là anh em của chúng ta, là chi thể của chúng ta trong Thân Thể của Đức Giêsu Kitô. Chúng ta đừng vội coi họ như bề dưới, hãy quan tâm đến tính bình đẳng với họ trước.

- Chính Đức Giêsu đã cảnh giác với chúng ta về điểm này khi nói: “Các ngươi chớ cho gọi mình là Rabbi, vì thấy của các ngươi chỉ có một, còn các ngươi hết thảy đều là anh em. Và các ngươi đừng xưng hô với ai dưới đất là “cha” của các ngươi, vì cha của các ngươi chỉ có một, Cha trên trời. Các ngươi cũng chớ cho gọi mình là ‘vị chỉ đạo, vì Vị chỉ đạo của các ngươi chỉ có một: Đức Kitô” (Mt 23,8-20).

- Chúng ta hãy để ý đến tính bình đẳng của con cái Thiên Chúa để có thật nhiều cộng sự viên trong sứ mệnh tông đồ bao la.

- Gương thánh Augustinô: tính bình đẳng trước

- Thánh Augustinô đã có những câu thời danh mà chúng ta đều biết. Người nói với giáo dân nhân dịp kỷ niệm ngày thụ phong giám mục của người: “Chúng ta phải phân biệt hai điều: điều một chúng ta đều là tín hữu, và đièu khác tôi đây là giám mục. Làm tín hữu là một vinh dự, còn làm giám mục là một gánh nặng. Là giáo dân tôi phải lo cho linh hồn mình; là giám mục tôi phải lo cho linh hồn anh em”. Thánh nhân đã nhìn thấy sự bình đẳng trước, rồi mới xét đến sự khác biệt. Cái nhìn bình đẳng khiến người hân hoan, cái nhìn khác biệt khiến người lo sợ.

- Chúng ta hãy bắt chước người vì người đã nghe lời Chúa và lời thánh Phaolô mà Vatican II đã rõ ràng nhắc lại: “Trong Chúa Kitô và trong Giáo Hội, không có xử hội hoặc phái tính, bởi lẽ không còn phân biệt Do Thái bất bình đẳng do chủng tộc hay quốc gia, do địa vị xã hội hoặc phái tính, bở lẽ ‘không còn phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, nam hay nữ, nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô’ (Gl 3,28)” (GH 32).

- Lời khuyên của thánh Phêrô

Phải chăng những kinh nghiệm mục tử đã khiến thánh Phêrô viết như sau: “Cùng các bậc kỳ mục trong anh em, tôi xin có mấy lời khuyên nhủ, vì tôi cũng thuộc hàng kỳ mục, lại là chứng nhân những đau khổ của Đức Kitô. Anh em hãy chăn dắt đoàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em; lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên” (1 Pr 5,1-3).

- Gương của Chúa Giêsu

Thiết nghĩ, vị tông đồ trưởng đã viết như vậy không nguyên vì kinh nghiệm, nhưng như người đã nói, vì đã chứng kiến những thống khổ của Đức Kitô. Phải, chính Đức Kitô là vị tông đồ đầu tiên đã lãnh sứ mạng từ Chúa Cha để hoàn thành rồi trao lại cho Hội Thánh. Ngài đã biết phải trở thành Thượng tế như thế nào khi hóa thành người tôi tớ, không phải chỉ là người tôi tớ của Thiên Chúa, mà còn là của các tông đồ (Ga 13), của hết thảy mọi người, như Ngài nói: “Con người không đến để được hầu hạ, nhưng là để hầu hạ và thí mạng sống mình làm giá chuộc thay cho nhiều người” (Mt 20,28). Chính sự chết của Ngài minh chứng những lời Ngài về việc phục vụ không phải là những câu hoa mỹ và những nét ngài tả về thân phận tôi tớ phải được hiểu theo bối cảnh lịch sử thời chế độ nô lệ.

- Thời các Tông đồ

Và vì tôi tớ không thể hơn chủ, nên trong thời các Tông đồ, hai danh từ thường được dùng để nói về những con người tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu là ‘doulos’ (tôi tớ) và ‘diaconos’ (=phục vụ). Phải, chúng ta được sai đi, đến với mọi tạo vật để phục vụ và làm tôi tớ, để họ nhìn thấy tình thương thí mạng sống của Chúa mà trở lại và trở nên những người phục vụ mới.

5. Kết: Trong tư thế lên đường, phục vụ

- Các thánh linh mục tử đạo Việt Nam đã ý thức, chấp nhận và sống chức linh mục như vậy. Các ngài đã luôn ở trong tư thế lên đường phục vụ rất tận tâm không sợ hiểm nguy, nên xây dựng được một Giáo Hội đầy sức sống.

- Chúng ta hãy đọc lại câu chuyện bà mẹ hai con ông Zêbêđê trong Mt 20,20-28 để thấm thía bài học phục vụ. Dù được trao phó bất cứ nhiệm sở nào, hay dù chẳng được trao phó cho một công việc nào, đã được hiển thánh là đã được sai đi; không được để cho người ta thấy mình là vô công rồi nghề hoặc luôn xe đời mới lả lướt như kiểu anh hùng xa lộ; nhưng luôn luôn có tư thế, tác phong của người lên đường làm việc cho Chúa, siêng năng chăm sóc gia nhân của gia đình Ngài, xua đuổi tà thần ra khỏi thế gian, đồng hành và hơn nữa đi hàng đầu với Hội Thánh trong công cuộc truyền giáo đổi mới mặt đất này.

- Phúc cho tôi tớ nào chủ về mà thấy đang làm như Vậy! Phúc cho Giáo phận nào có nhiều tông đồ như thế, vì ở đó sức truyền giáo sẽ rất năng động và sứ mạng của Chúa Cứu Thế trao lại cho Hội Thánh sẽ đạt được nhiều thành quả.
 

BÀI 4:
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC LINH MỤC LÀ NGƯỜI DÂNG LỄ

1. Dẫn: Cần đổi mới quan niệm về công việc và cách thức làm việc

- Bài này đề cập đến việc chúng ta cần có những quan niệm mới mẻ về công việc và cách thức làm việc của chúng ta. Và trước hết chúng ta phải biết bắt tay ngay vào công việc phải làm.

2. Tránh thái độ “chăn thuê”, chỉ quan tâm đến mình

- Tuy nhiên, lại thật không tốt, nếu bắt tay vào việc chúng ta có thái độ lo thu xếp, sửa sang nơi ăn chốn ở cho mình, chẳng hạn cảm thấy không thoải mái tí nào với cái giường cái ghế đã có sẵn. Còn nhớ thái độ của các cha giáo sư cũ. Sau đêm đầu tiên ngủ trên những chiếc giường gỗ cứng y như các chủng sinh, họ vẫn tươi cười chấp nhận và như thể làm chứng ngay được họ muốn làm môn đệ của Đấng đến “không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ” (Mt 20,28), để thành người y hệt mọi người ngoại trừ tội lỗi.

- Thái độ chấp nhận và “nhập thể” ấy rất quan trọng. Thái độ ngược lại lo cho mình trước không những không giữ lệnh Chúa (Lc 12,22-32), mà còn để lộ ra ngay khuôn mặt của kẻ chăn chiên xấu. Thánh Augustinô viết: “Những mục tử chân thật không tìm cách bảo đảm của ăn nuôi sống mình, nhưng quan tâm tìm kiếm thức ăn cho đoàn chiên”. Và ngược lại, lời khiển trách đầu tiên dành cho mục tử xấu, là họ nghĩ đến bản thân chứ không lo cho sự sống của con chiên. Họ là những kẻ mà thánh Tông đồ nói: Chúng tìm tư lợi chứ không phải lợi ích của Đức Kitô (xem bài đọc thình Sách lễ thánh Nicola, 06/12). Do đó, linh mục phải rất cẩn thận trong thái độ đầu tiên quan tâm đến những cái gì.

- Không những phải tránh mọi hình thức tham lam (như nhà cụ chưa có bộ sa lông hay bộ trà đẹp như thể này), và mọi hoạt động có vẻ làm ăn thương mại (Giáo luật điều 286), người linh mục còn phải biết dùng tài sản riêng một cách chính đáng và tránh hết mọi nếp sống vật chất gây cản trở cho sứ mạng (LM 17).

3. Người chăn chiên tốt

3.1. Quảng đại, khó nghèo

- Nhất là linh mục nên bắt đầu tỏ ra quảng đại, và quý hơn nữa, nếu người tỏ ra muốn đi vào đời sống khó nghèo vì đó là con đường thích hợp nhất để đi vào mục vụ Phúc Âm. Đức Giêsu và các Tông đồ đã làm như thế. Do đó, đừng sống hào hoa kèo người nghèo không dám đến gần (LM 17); và cũng đừng có vẻ thu vén khiến ai cũng muốn đóng cửa nhà và nhất là khép cửa lòng lại. Lúc đó Phúc Âm sẽ không còn được rao giảng cho người nghèo nữa, trong khi chỉ có hạng người này mới sẵn sàng đón nhận Phúc Âm.

3.2. Nhiệt thành với Thánh lễ, Thánh Thể

- Ngược lại, chúng ta phải tỏ ra nhiệt thành lập tức với công tác chủ yếu của sứ mạng, đó là việc cử hành Thánh lễ và tôn sùng Thánh Thể. Đối với rất nhiều người, lương cũng như giáo, linh mục là người làm lễ. Và hiện nay giáo dân khao khát có linh mục cũng vì nhất là họ muốn có lễ.

- ĐTC Gioan Phaolô II đã có lần viết: “Xin anh em hãy nghĩ đến những nơi đang khắc khoải mong chờ được một linh mục mà từ nhiều năm họ đang thiếu vắng và không ngừng ao ước sự hiện diện của ngài. Nhiều khi người ta tụ họp lại trong một thánh đường bỏ trống, rồi đặt trên bàn thờ một dây các phép (stola) họ còn giữ được, đoạn đọc kinh nguyện của phần Phụng vụ Thánh Thể. Và đến lúc tương ứng với lúc truyền phép thì họ im lặng hoàn toàn, có khi bị gián đoạn bằng những tiếng khóc nức nở... Họ khát khao được nghe những lời mà chỉ có môi miệng linh mục mới có thể đọc cách hữu hiệu. Họ ước ao rước lễ mà chỉ có thể nhận được nhờ tác vụ linh mục. Họ cảm thấy thấm thía sự thiếu vắng linh mục” (Thư gửi linh mục thứ năm tuần thánh 1979). Không ai có thể thay thế linh mục ở điểm này. Nên linh mục phải biết quý việc cử hành Thánh lễ hơn hết và hãy quy tụ mọi hoạt động vào trung tâm này.

- Ý thức sự cao cả của Thánh lễ

- Thường ra chúng ta không ngại làm lễ. Bất đắc dĩ chúng ta mới chịu bỏ lễ. Nhưng chúng ta có luôn luôn ý thức sự cao cả và những đòi hỏi của việc dâng lễ không? Đây là lúc nên xem kỹ lại những khoản luật 897-944. Điều 905§2 cho phép khi nhu cầu mục vụ đòi hỏi được làm ba lễ các ngày chúa nhật và lễ buộc. Nhưng Bộ Phúc Âm hóa các dân tộc cho chúng ta được làm 4 lễ. Điều 909 cũng nhắc nhở “linh mục không nên bỏ qua việc dọn mình xứng đáng trước khi dâng lễ, và cám ơn sau Thánh lễ”. Giáo luật mới còn nói rất nhiều về bổng lễ (đđ. 945- 958). Tất cả những kỷ luật ấy chỉ nhằm mục đích phục vụ sự cao cả của Thánh lễ.

- Đọc sách, viếng Thánh Thể

- Tuy nhiên, muốn khỏi rơi vào trạng thái dâng lễ theo thói quen, chúng ta cần cố gắng thỉnh thoảng lại nhờ sách vở tìm hiểu thêm về mầu nhiệm đức tin mà chúng cử hành hằng ngày, và phải liệu có lòng thực sự tôn sùng Thánh Thể.

- Mọi lời khuyên sẽ vô ích, những kỷ luật có đặt ra cũng ít có hiệu lực, nếu chúng ta không cố gắng làm hai công việc vừa nói. Thiếu chúng, không những chúng ta sẽ dâng lễ thiếu đức tin và thiếu lòng mến, mà còn có thể vì hám lợi mà phạm thánh nữa, như tác giả cuốn “Những cánh chim ẩn mình chờ chết” đã có lần nói đến (trang 300). Khi ấy mầu nhiệm cứu độ thay vì cứu chuộc chúng ta, lại lên án chúng ta; và thay vì là bí tích xây dựng Hội Thánh, lại là cớ, như lời thánh Phaolô nói, khiến “trong anh em có nhiều người ốm đau suy nhược, và cũng có lắm người đã chết” (1 Cr 11,30). “Vì mỗi lần anh em ăn bánh ấy và uống chén ấy, anh em loan báo sự chết của Chúa cho tới khi Ngài đến. Cho nên kẻ ăn bánh hay uống chén của Chúa cách bất xứng, tất sẽ mắc tội với Mình và Máu Chúa” (1 Cr 11,26).

3.3. Cử hành Thánh lễ, nhiệm vụ chính yếu của linh mục

- Thế nên, trách nhiệm của chúng ta ở đây thật lớn, vì không phải chỉ có hệ đến mình mà còn đến giáo dân. Ước gì chúng ta ý thức thật sâu xa điều Giáo luật nói ở điều 904: Chính khi cử hành Thánh lễ các tư tế chu toàn nhiệm vụ chính yếu của mình, vì nếu linh mục được sai đi để xây dựng Thân Thể Chúa Kitô, thì như Công Đồng dạy rõ: “Không một cộng đoàn Kitô hữu nào được thiết lập mà không đặt nền tảng và trọng tâm vào việc cử hành phép Thánh Thể chí thánh” (LM 6). Và Công Đồng thêm: “Cho nên mọi nền giáo dục về tinh thần cộng đoàn phải bắt đầu từ đó” (nt). Chính vì điều này mà chúng ta nói về việc cử hành Thánh lễ trước khi nói về bất cứ công tác nào của sứ mạng linh mục.

3.4. Quyền tế lễ là để phục vụ cho sự hiện diện của Chúa ở trần gian cho đến ngày tận thế

- Vậy chúng ta hãy tin vào ơn của Chúa đi kèm với ơn gọi. Khi gọi và sai chúng ta đi, Ngài bảo chúng ta không được mang theo gì cả (Lc 9,3), nhưng Ngài đã ban cho chúng ta quyền tế lễ. Và như thế là đủ rồi, vì Thánh lễ là nguồn mạch và tuyệt đỉnh của toàn thể công việc rao giảng Phúc Âm (LM 5).

- Chúng ta hãy nhớ lại, sau khi hóa bánh ra nhiều, Đức Giêsu đã truyền cho môn đệ đi thu lại những mẩu bánh dư. Và sách Tin Mừng nào cũng khẳng định, họ đã thu được 12 thúng đầy (Mt 14,20; Mc 6,43; Lc 9,17; Ga 6,13) để ám chỉ Mình Thánh Chúa sẽ ở mãi với dân Chúa mọi ngày cho đến tận thế, và nhất là Hội Thánh xây trên nền tảng các Tông đồ không bao giờ thiếu bánh bởi trời là lương thực thiêng liêng để nuôi dưỡng dân Chúa. Ngài trao quyền tế lễ cho chúng ta để ơn cứu độ tiếp diễn không ngừng.

- Chúng ta được làm lễ là vì lợi ích của tất cả loài người, cách riêng vì toàn thể Hội Thánh. Có chức tư tế thừa tác, đặc biệt trong cử hành Thánh Thể, là để xây dựng và kiện toàn chức tư tế của toàn dân Thiên Chúa, để “các tín hữu biết dâng lên Chúa Cha lễ vật chí thánh và hợp cùng của lễ đó hiến dâng lễ vật cuộc sống mình” (LM 5). Làm sao họ làm được việc đó khi chúng ta không dạy dỗ và hướng dẫn họ, và nhất là làm gương sáng cho họ?

3.5. Thánh lễ biến đổi chúng ta nên đẹp đẽ

- Ở đây chúng ta có thể đọc lại đoạn sách Sáng Thế chương 22 nói về việc Abraham tế hiến con mình là Isaac. Hai cha con tiên lên núi Chúa như linh mục với giáo dân tiến lên bàn thờ ngày nay. Con hỏi Cha: “Này đây đã có lửa và củi, vậy hy sinh thượng hiến ở đâu?” Cha đáp: “Chính Thiên Chúa sẽ tự liệu ra hy sinh thượng hiến con ạ”. Ước gì linh mục-giáo dân chúng ta khi dâng lễ biết thao thức như vậy, và biết đâu là chính lễ vật hiến dâng (là chính Con Thiên Chúa và là chính lòng mình)!

- Abraham đã giơ tay cầm lấy dao phay để tế sát con. Lòng ông không như sắp bị đâm sao? Ông sắp chết với lễ vật ở trước mặt. Còn Isaac cũng chấp nhận để cho cha trói lại đặt lên đống củi cũng là tế đàn. Nếu cả linh mục và giáo dân biết dâng lễ như vậy, tức là biết chết cho con người xác thịt như thế, thì khi ra khỏi nhà thờ mới được như Abraham và Isaac ngày xưa, mà sách Thánh đã mô tả trong một câu nói mà cha Nguyễn Thế Thuấn đã nắm được ý nghĩa để diễn tả một cách sâu sắc, không dễ mà nhận ra được. Đó là câu Abraham nói với tôi tớ trước khi lên núi: “Các anh ở lại đây với con lừa, còn ta và đứa trẻ, chúng ta phải đi tới đàng kia mà thờ lạy, rồi chúng tôi sẽ trở về lại với các anh” (22,5). Dùng hai đại từ khác nhau để nói về cũng hai cha con, tác giả và dịch giả cũng không có ý gì sao, đó là hai trạng thái trước và sau khi dâng lễ. Hy tế đã làm và thực tế sẽ làm cho hai người trở nên những con người mới và liên kết họ nên một ở một bình diện cao hơn trước vì cả hai đã không tiếc mạng sống mình vì Chúa.

- Ở đây rõ ràng Abraham là chủ tế. Nhưng đồng thời ông đã có cái nhìn và những lời nói tiên tri, bởi vì ông đã có đức vâng lời làm chủ được bản năng. Ba chức năng tư tế, tiên tri và vương đế đã sáng lên trong hành động của ông để nêu gương sáng cho chúng ta.

- Virgil Georghiu, tác giả cuốn “Giờ thứ 25”, sau đó đã viết cuốn “Từ giờ thứ 25 đến giờ vĩnh cửu” có một chương (chương V) rất đẹp nói về ngày Chủ Nhật, dies octava, ngày Chúa sống lại. Ông diễn tả con người của vị tư tế và của giáo dân sau giờ Thánh lễ. Mọi người như đã biến đổi hoàn toàn. Ngay cả các phụ nữ xấu xí cũng trở nên xinh đẹp; còn các em nhỏ thì như các thiên thần. Bởi vì tất cả đều đã rước lễ, và đã trở thành những người mang Thiên Chúa (Théophores). Khi người ta cầm một cây đèn hay một cây nến cháy, mặt người ta được rạng rỡ và rực sáng lên. Huống nữa là khi người ta mang Thiên Chúa là Ánh sáng của mọi ánh sáng! Ánh sáng của Ngài tỏa ra từ bên trong nên thân xác người ta cũng biến dạng và đẹp đẽ hơn.

4. Những áp dụng thực hành

4.1. Đổi mới quan niệm về tầm quan trọng của Thánh lễ

- Chúng ta hãy cố gắng dâng lễ được như vậy và giúp giáo dân dự lễ, nhất là lễ chủ nhật, được như thế. Chắc chắn phần Phụng vụ lời Chúa có vai trò gần của nó mà chúng ta sẽ nói sau. Nhưng quan niệm đổi mới của linh mục và giáo dân về Thánh lễ cũng là yếu tố quan trọng. Nếu linh mục thâm tín rằng chính khi cử hành Thánh lễ, người ta chu toàn nhiệm vụ chính yếu của mình, thì mọi công việc khác hay khỏi phải hy sinh và phục vụ cho hành động cao cả này. Không thể coi đây là một việc trong các việc.

- Quan niệm đây là việc quan trọng nhất cũng chưa đủ. Phải xác tín đây là gốc rễ, là trọng tâm, là đỉnh cao của chức vụ linh mục, vì “là tác động của Chúa Giêsu và Hội Thánh” (LM 13), là quyền năng Thánh Thần kiện toàn công trình sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa.

4.2. Những chuẩn bị cho Thánh lễ

- Mọi sự chuẩn bị đều không dư thừa. Nhà thờ phải đẹp và xứng hợp cho việc dâng lễ (LM 5); bàn thờ phải xứng đáng và phải hiến thánh (điều 932§2); bố trí và trang hoàng cung thánh thế nào cho đạt về phụng vụ và nghệ thuật thánh; chỗ của giáo dân phải thuận lợi cho việc tham dự; nghi lễ và lễ nhạc cần chuẩn bị chu đáo để khỏi gây bực bội và loạn tâm. Trên hết, chính tâm hồn của chủ tế biểu thị ra trong phong cách khi cử hành là nhân tố rất quan trọng.

5. Kết. Tham dự tích cực theo tinh thần CĐ Vat. II

- Công Đồng Trentô đã làm cho dân Chúa một thời không tiếc gì với Thánh lễ và Thánh Thể vì giáo lý về hy tế rất cao.

- Công Đồng Vatican II không làm suy yếu giáo lý ấy tí nào và chỉ muốn giúp dân Chúa biết tham dự tích cực hơn vào hy tế bàn thờ. Tiếc thay nhiều thay đổi đã không được hiểu kỹ! Giá trị hy lễ ít được đào sâu, đang khi tổ chức tham dự nhiều khi muốn biến Thánh lễ thành cuộc họp mặt huynh đệ. Phải chăng không phải là lúc nên đọc kỹ lại 1 Cr 11,17-29, để không nói theo ý riêng nhưng “theo ý Đấng đã sai Ta”, để như Phaolô chỉ truyền lại cho người khác “điều đã chịu lấy nơi Chúa” (1 Cr 11,23), hoặc như người ký lục nào đã được thụ giáo về Nước Trời, thì cũng giống như gia chủ biết rút tự trong kho của ông ra điều mới và điều cũ (Mt 13,51), để luôn luôn biết dâng lễ cho chính mình và cho người khác đúng với ý của Chúa lúc trao chén cho các môn đệ và nói: “Đây là chén Máu Thầy, Máu Giao ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội”.

Nguồn:https://gpbanmethuot.net/Tin-tuc/tuan-tinh-tam-linh-muc-gp-bmt-2024-phan-2-17522.html


  

 

 

Read 55 times Last modified on Thứ sáu, 15 Tháng 11 2024 06:45