Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ tư, 20 Tháng 11 2013 19:12

Tĩnh huấn Linh mục chiều ngày 19. 11. 2013

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Tĩnh huấn Linh mục chiều ngày 19. 11. 2013

 

Đầu giờ chiều ngày 19, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm tiếp tục những loạt bài thuyết trình với đề tài “Say Mê Sứ Vụ” (Ga 2, 13 – 17).
Mở đầu bài thuyết trình ngài nói về việc cầu nguyện hay kinh nguyện hồi tưởng. Hồi tưởng những kỳ công của Chúa, những biến cố trong cuộc đời, những hạnh phúc và những khổ đau trong cuộc đời. Cầu nguyện khơi dậy ân huệ của Thiên Chúa, giúp ta tìm lại niềm tin tưởng cậy trông. ĐTC Phanxicô đã chia sẻ : “ Cầu nguyện đối với tôi luôn đầy ắp những hồi tưởng. Tôi có thể quên Ngài, nhưng Ngài không bao giờ quên tôi”

Say mê cầu nguyện hiện nay như thế nào?
Cha giảng phòng dựa vào Tin Mừng của thánh Gioan (Ga 2, 13 -17) để chia sẻ với các linh mục.
“Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà tôi đây sẽ phải thiệt thân”. Thiệt thân ở đây có hướng chúng ta đến Thập giá của Chúa Giêsu không ?

Gắn bó với Chúa Kitô như thánh Phaolô diễn tả là mang trong mình những tâm tư của Đức Giêsu Kitô, là nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, nhiệt tâm với sứ vụ. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã diễn tả bằng một hình ảnh rất cụ thể : Một ngọn lửa chỉ được thắp lên bởi một vật đang cháy lửa”. Chúng ta đang cháy lửa tình yêu của Đức Kitô và lửa nhiệt tình mong ước làm cho Đức Kitô được nhiều người biết đến, yêu mến hơn, bước theo Ngài một cách sâu sát hơn. Lửa gắn bó với Đức Kitô và lửa nhiệt thành với sứ vụ đã làm nên thành công trong cuộc truyền giáo của người mục tử hằng bao thế kỷ.

tinhhuan1

Câu hỏi đặt ra cho linh mục suy nghĩ :

1. Phải chăng niềm say mê sứ vụ ấy đang tàn lụi trong Giáo Hội Công giáo chúng ta?
Nguyên nhân được đặt ra là : theo nhận định của Hồng Y Henry Deleus :
- Về lịch sử: Hội Thánh Công giáo đã dấn thân vào công cuộc truyền giáo suốt một lịch sử lâu dài. Điều này không thể phủ nhận qua sự thể hiện lòng nhiệt tâm của các nhà truyền giáo. Tuy nhiên khủng hoảng bắt đầu xuất hiện từ thời cải cách. Hội Thánh Công giáo nhấn mạnh đến luật lệ của Hội Thánh, của các bí tích hơn là sứ điệp Cứu Độ.

- Về mặt mục vụ: Công giáo vẫn quan tâm đến vấn đề ly khai và lạc thuyết. Nỗ lực bảo vệ các tín hữu chống lại các những lầm của thời đại. Hội Thánh xét như một toàn thể, quan tâm đến chính mình nhiều hơn việc bận tâm đến việc dạy dỗ, và chăm sóc mục vụ cho những thành viên của mình hơn là quan tâm việc phải vươn tới những thành viên mới.

- Về mặt thần học: việc giải thích văn kiện Công đồng Vatican II cũng góp phần tạo ra sự suy thoái trong việc Phúc Âm hóa. Lý do là mặc dù nhấn mạnh đến Đức Kitô và sự cần thiết của việc truyền giáo, nhưng xem ra Công Đồng vẫn quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nổi cộm của Hội Thánh, chẳng hạn: tính hiệp đoàn của Giám mục, Thượng Hội đồng Giám mục hay Hội Đồng Giám mục địa phương. Khi đề cập đến vấn đề các anh em ngoài tôn giáo, Công Đồng nhấn mạnh đến đối thoại hơn là loan báo. Để giữ được hòa khí với mọi người, Công đồng khuyến khích có một cái nhìn khái quát về các tôn giáo khác, làm cho nhiều người có cảm tưởng có nhiều nẻo đường để đạt tới ơn Cứu Độ, chứ không phải chỉ Đức Kitô là Đấng cứu độ duy nhất ! Cho nên đã từng có, và hiện nay vẫn có những chủ trương cho rằng truyền giáo là giúp cho người khác sống tốt niềm tin tôn giáo của họ, chứ không cần nói đến Chúa Giêsu.

Trong mối tương quan với thế giới, giữa Hội Thánh với anh chị em ngoài Hội Thánh, người ta cho rằng chúng ta dễ rơi vào hai thái độ đều được coi là quá khích :
• Biến Hội Thánh thành một pháo đài, một lô cốt khép kín, không có liên hệ với bên ngoài.
• Hội Thánh có sự liên hệ với bên ngoài, nhưng sự liên hệ đó giống như một cuộc thánh chiến.
Đang khi đó Chúa Kitô mời gọi chúng ta là “muối” cho đời, là “ánh sáng” cho trần gian, mà bản chất của muối và ánh sáng không hiện hữu cho mình nhưng là hiện hữu cho người khác. ĐGH Phanxicô cũng đã khẳng định : “Khi Hội Thánh không ra khỏi chính mình để Phúc Âm hóa, thì Hội Thánh chỉ quy về chính mình, về chính bản ngã của mình. Đó là một mối nguy hiểm lớn !”

Trong nhiều năm gần đây, Giáo Hội VN xem ra cũng chỉ lo giữ đạo mà thôi, truyền đạo thì chưa có. Giả như mình có thao thức với việc truyền giáo, thì cần phải tìm một cách hiện diện mới, chẳng hạn, một hình thức cộng đoàn Giáo Hội cơ bản hiện diện ở đó, thay vì phải có một giáo xứ. Mặc dù biết có những khó khăn, các linh mục có sẵn sàng đi đến những vùng biên để đáp ứng nhu cầu truyền giáo, hay chỉ muốn bám trụ vào những giáo xứ có sẵn?

tinhhuan2

Câu hỏi 2 : Ta có thể làm gì để khơi dậy niềm hăng say sứ vụ?
Đức Cha Phêrô mời gọi các linh mục chiêm ngắm hai khuôn mặt trong Giáo Hội, đó là Thánh Phaolô và Thánh Phêrô. Cả hai vị đều có điểm chung là say mê Chúa Giêsu, và say mê với sứ vụ. Tuy nhiên đường lối của hai vị có khác nhau :
- Thánh Phaolô: Biến cố trung tâm trong cuộc đời của ngài là biến cố Damas. Từ kinh nghiệm gặp gỡ, Đức Giêsu mà ông tưởng rằng ngài đã chết mà nay còn sống - “Saolê ! sao ngươi bắt Ta ?”. Câu nói đã làm phát sinh nơi thánh Phaolô một tình yêu với Đức Giêsu để rồi ngài phải thốt lên “ Tôi coi mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa của tôi.” (Pl 3, 8). “Đối với tôi, sống là Đức Kitô và chết là một mối lợi” (Pl1, 21).
Kinh nghiệm Damas làm cho thánh Phaolô đi từ chỗ yêu mến Đức Kitô đến yêu mến Hội Thánh. Thánh nhân cũng là nhà thần học triển khai tư tưởng Hội Thánh là thân thể của Đức Kitô. Bởi Đức Kitô đã đồng hóa Người với những ai tin vào Người. Chính vì thế, yêu Đức Kitô thế nào thì cũng yêu mến Hội Thánh như vậy.
Đối với thánh Phaolô, truyền giáo trở thành một câu chuyện tình yêu kinh nghiệm gặp gỡ Đức Kitô của thánh Phaolô được coi như là một tiếng sét.

- Thánh Phêrô: Kinh nghiệm của thánh nhân lại là một hành trình tiệm tiến, kéo dài, xuyên qua những sai lầm, những vấp ngã.từ đó giúp ngài khiêm tốn hơn, nhận ra con người đích thực của mình hơn. Để từ đó, ngài đặt mọi niềm cậy trong vào Thiên Chúa.
Câu trả lời của thánh nhân thật thấm thía : “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Khi nhìn vào kinh nghiệm của hai vị thánh Tông đồ nay, ta thấy rằng muốn thực sự say mê việc truyền giáo, thì phải thực sự say mê Đức Giêsu. Nếu không, ta chỉ làm theo sở thích của mình, để rồi chỉ một thời gian thì “tắt ngúm”.
Qua niềm say mê của thánh Phêrô dạy chúng ta thấy niềm say mê ấy không phải lúc nào cũng như nhau, nhưng là cả một hành trình tiệm tiến kéo dài với những va vấp. Có điều chúng ta dám đứng dậy không ? Chính vì thế, một trong những phương pháp cầu nguyện giúp cho người linh mục hâm nóng nhiệt tình sứ vụ ngay trong những lúc khó khăn và thử thách, đó là kinh nguyện hồi tưởng - Cầu nguyện bằng cách nhớ lại, ôn lại quá khứ. Đó là những kinh nghiệm thiết thực gắn liền với con người của mình. Đó có thể là những khoảng khắc, những biến cố mà ta thấy được những sự hiển nhiên và can thiệp thực sự của Chúa. Những sự kiện hạnh phúc và đau khổ trong cuộc đời, để khơi dậy những ân huệ của Chúa ban cho ta.

tinhhuan3

Lúc 19g30, Đức cha Giáo phận và linh mục đoàn viếng mộ hai Đức cố Giám mục Giuse

Phó tế Vinh Sơn Phạm tiến Duẩn, OP. ghi nhanh

Read 1370 times Last modified on Thứ năm, 21 Tháng 11 2013 19:39