Lúc 8g00 ngày 10. 07. 2012, linh mục Ernest Nguyễn Văn Hưởng, Chánh xứ Giáo xứ Chợ Đũi, nguyên Giám đốc ĐCV Thánh Giuse Sài gòn, đã trình bày Đề tài 1: Để tiếp cận Học Thuyết Xã Hội Công giáo. Theo ngài Để tiếp cận Học Thuyết Xã Hội Công giáo, cần lưu ý những điểm sau :
Để tiếp cận chúng ta cần lưu ý những điểm sau:
1. Bận tâm loan báo tin mừng của Giáo Hội: Vào lúc khai nguyên Thiên niên kỷ thứ Ba, giáo hội không mệt mỏi để công công bố Tin Mừng mang ơn cứu độ và sự tự do đích thực cho các thực tại trần thế. “Giảng dạy và phổ biến học thuyết xã hội là một phần trong sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội”, vì khi loan báo Tin Mừng, Giáo Hội “làm chứng cho con người nhân danh Đức Kitô, làm chứng cho phẩm giá và ơn gọi của con người là hiệp thông với những người khác”.
2. Học Thuyết Xã Hội Thuộc về Thần học luân lý:
Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis cho thấy: học thuyết xã hội của Giáo Hội “không thuộc về lĩnh vực ý thức hệ, mà thuộc về lĩnh vực thần học, hay nói rõ hơn là thần học luân lý”... Bởi đó, học thuyết xã hội của Giáo hội mang bản chất thần học, chính xác là thần học luân lý. Vì đó là “ học thuyết nhằm hướng dẫn cách cư xử của con người”
3. Học Thuyết Xã Hội dựa trên Luật tự nhiên:
“Luật tự nhiên không gì khác hơn là chính ánh sáng của trí khôn, được Thiên Chúa phú bẩm trong chúng ta. Nhờ đó chúng ta biết phải làm gì và phải tránh gì. Thiên Chúa đã ban ánh sáng hay luật này cho thụ Luật tự nhiên là nền tảng luân lý thiết yếu để con người xây dựng cộng đồng nhân loại và thiết lập dân luật, tức là những kết luận có tính cụ thể và phụ thuộc rút ra từ những nguyên tắc của luật tự nhiên.”
4. Học Thuyết Xã Hội Công Bố Hay Tố Giác?
Giáo Hội dấn thân trong công tác mục vụ này theo hai hướng: bằng cách công bố những nền tảng Kitô giáo của nhân quyền và bằng cách tố giác những sự vi phạm các quyền này. Dù sao, “công bố bao giờ cũng quan trọng hơn là tố giác, và không thể tố giác mà quên công bố, vì có như thế việc tố giác mới chắc chắn và có động cơ cao cả”. Nhưng trên hết, giáo hội luôn cậy dựa vào sự giúp đỡ của Chúa Thánh Thần.
Đề tài 2: Bốn Nguyên Tắc Của Học Thuyết Xã Hội Công Giáo : NGUYÊN TẮC NHÂN VỊ VÀ NHÂN QUYỀN
1. Nhân vị và nhân phẩm theo cái nhìn chung của nhân loại
Người ta thường hiểu con người là con vật có lý trí, nên phải có nhân vị, nhân phẩm. Khi nói tới nhân vị chúng ta thường hiểu mỗi cá nhân của xã hội loài người là một nhân vị, là chủ thể của quyền lợi và nghĩa vụ.
Nhân vị không biệt lập nhưng hướng về nhân vị khác, thông hiệp với nhân vị khác. Nhân phẩm là phẩm giá con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân với tính cách là một con người. Nhân phẩm chính là những giá trị phản ánh và tạo nên phẩm chất của từng cá nhân.
2. Con người theo cuốn Tóm lược HTXH
Con người vượt trên mọi vật, đã được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, họ nhận biết mình cao cả hơn vũ trụ vật chất, được ơn cứu độ.
3. Bản tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền với Học Thuyết Xã Hội Công giáo.
Giáo hội đánh giá cao bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền,Giáo hội ghi nhận “giá trị tích cực của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, được Liên Hiệp Quốc chấp nhận ngày 10-12-1948, và được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II coi như“một cột mốc thực sự trên con đường tiến bộ đạo đức của nhân loại”.
4. Học Thuyết Xã hội về quyền con người
Nguồn gốc cac quyền con người nằm ngay trong chính phẩm giá của mỗi con người. Phẩm giá này đã được nhận thức và lãnh hội trước tiên nhờ lý trí, được Đức Giêsu Kitô đón nhận và cứu chuộc.
Ban VHTT - BMT