Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ tư, 01 Tháng 12 2021 07:19

Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo hội hiệp thông và tăng trưởng

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo hội hiệp thông và tăng trưởng

GIÁO HỘI
HIỆP THÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

Dẫn nhập

Để Loan Báo Tin Mừng, nhiệm vụ quan trọng và khẩn thiết của giáo hội: “Hiệp thông và Tăng trưởng”. Trước hết: “Hiệp Thông”[1]. Nhiệm vụ này phát xuất từ ơn gọi làm Con Thiên Chúa, là cành nho[2], là phần thân thể của Đức Kitô[3], nên phải hiệp thông, với đầu là Đức Kitô và với các chi thể khác; với cây nho và với các nhánh khác. Thứ đến: Tăng Trưởng. Mọi người tín hữu, có bổn phận tăng trưởng phần thân thể; và sinh hoa hoa kết trái. Sau đây, tôi xin chia sẻ mục vụ về hai vấn đề sống còn của chúng ta.

Nhận thức

Hiệp thông. Thánh giáo hoàng Phaolô VI quả quyết: “Giáo Hội là Hiệp Thông”. Có nghĩa: “Hợp nhất với Đức Kitô và hợp nhất các Kitô hữu với nhau trong Giáo Hội”[4]. Chúa Giêsu dạy: "Ta là Cây Nho Thật, và Cha Ta là Người trồng nho, các con hãy ở trong Ta, như Ta ở trong các con”[5]. Như thế, Dân Chúa Hiệp thông trong đức tin và với tư cách là con Thiên Chúa, cùng nhau xây dựng thân thể Đức Kitô”[6]. Đây là điều kiện tiên quyết làm nền tảng cho việc thi hành các sứ vụ khác. Quả thực, một cành nho lìa khỏi cây và các cành nho khác thì làm sao có thể sống và sinh hoa trái. Cũng thế, một chi thể lìa khỏi các phần khác, đầu và thân, không thể tồn tại[7]. Vì thế, Chúa Giêsu xin cho: "Tất cả nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha”[8], để thế gian tin rằng Cha đã sai con"[9].

Tăng trưởng. Tục ngữ có câu: “Có đầu có đuôi nuôi lâu cũng lớn”. Chúa Giêsu đã chọn và cắt đặt các Tông Đồ, đứng đầu là Phêrô. Đó là nguồn gốc phẩm trật trong Giáo Hội”[10]. Ngài tiếp tục giao phó cho những người, kế tục các tông đồ. Các vị này nhận lãnh trách nhiệm và quyền năng linh thiêng nơi Đức Kitô, nhờ bí tích truyền Chức Thánh, để phục vụ Giáo Hội. Họ hành động nhân danh Chúa Kitô là Đầu và quy tụ Giáo Hội trong Chúa Thánh Thần nhờ Phúc âm và các phép Bí Tích[11].

Ứng dụng

Công Đồng Vaticanô II còn hướng về chưc tư-tế cộng đồng, của mọi tín hữu, vì cốt yếu nằm ở trong Chức tư tế[12]. Vì thế, để bảo đảm hiệp thông và làm tăng trưởng Giáo Hội, chức tư tế thừa tác và tư tế cộng đồng, dù khác nhau nhưng bổ túc cho nhau. Các vị chủ chăn phải xác tín chắc chắn rằng: “Chức linh mục là để phục vụ toàn Dân Thiên Chúa. Các tín hữu giáo dân cũng phải nhìn nhận rằng chức linh mục thừa-tác, tuyệt đối cần thiết cho cuộc sống trong Giáo Hội[13].

Sứ mệnh cứu rỗi của Giáo Hội, không chỉ nhờ vào các vị đã nhận lãnh bí tích Truyền chức Thánh, nhưng cũng còn nhờ vào các tín hữu giáo dân; vì họ cũng đã được chịu phép Rửa Tội và được kêu gọi để tham dự theo mức độ của mỗi người vào sứ vụ “tư tế, tiên tri và vương giả” của Đức Kitô.

Bởi thế, các vị chủ chăn phải thừa nhận và cổ võ các thừa-tác và các tín hữu giáo dân, có nền tảng bí tích trong phép Rửa Tội, phép Thêm Sức và hơn nữa trong phép Hôn Phối đối với nhiều người trong giáo dân. Hơn nữa, khi cần thiết hoặc vì lợi ích của Giáo Hội đòi buộc, các chủ chăn có thể theo quy chế dự định trong bộ luật chung, giao phó cho tín hữu giáo dân một số nhiệm vụ hay chức vụ. Giáo Luật xác định: "Nơi nào nhu cầu Giáo Hội đòi hỏi và thiếu thừa-tác-viên, thì các giáo dân có thể chủ tọa các buổi cầu nguyện, rửa tội và cho rước lễ theo các quy tắc luật định"[14].

Thánh Phaolô đã đau đớn kêu lên: "Ta nghe mỗi người trong anh em nói: Tôi thuộc về Phaolô, và tôi thuộc về Apollô, còn tôi thuộc về Kepha và tôi thuộc về Chúa Kitô; thế thì Chúa Kitô bị chia năm xẻ bảy sao”Lời này vẫn còn vang vọng như một trách móc trước cảnh "nhiệm thể Chúa Kitô bị xâu xé." Ngược lại chúng ta hãy lắng nghe dư âm của lời mời gọi cũng của Thánh Phaolô sau đây: "Thưa anh em, nhân danh Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô, tôi nài xin toàn thể anh em hãy nhất tâm đừng chia rẽ, nhưng hãy hợp nhất và đoàn kết với nhau trong tinh thần, và trong tư tưởng".

Kết luận

“Hiệp thông”[15] là sự sống còn và tăng trưởng trong lịch sử sống đạo và truyền giáo của giáo hội. Sống thông hiệp, Giáo Hội trở nên dấu chỉ cho thế giới và là một hấp lực thu hút mọi người tới niềm tin vào Chúa Kitô: "Lạy Cha, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, xin cho họ trở thành một trong chúng ta để thế gian tin rằng Cha đã sai Con".

Không có hiệp thông, không thể truyền giáo: “Hiệp thông để loan báo Tin mừng và loan báo Tin mừng dẫn tới hiệp thông”.

Bốn hình tượng Hiệp thông: Cây nho: Kết quả Hoa trái; Cá trong Biển: Tự do và phẩm trật; lò lửa: Thanh luyện và biến đổi; Thánh Thể: Biến đổi nên thánh.

Chuyện ngụ ngôn: Bó đũa.

TT.Tgp.SG, tháng 9.2021
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)


[1] Ibid., 18.
[2] Ga 15, 1-8
[3] 1 Cr 12, 27
[4] AAS IV 794, 1966.
[5] Jn 15, l-4.
[6] Eph. 4, 7-13; Rom 12, 4-8.
[7] Thủ Bản, Phong Trào Giáo Dân việt Nam Hải Ngoại, 14-15.
[8] Ga 17, 21
[9] Ga 17, 20-26
[10] Vaticanô II, Sắc lệnh Ad Gentes, số 5
Read 534 times Last modified on Thứ bảy, 04 Tháng 12 2021 06:46