Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ bảy, 28 Tháng 8 2021 16:20

Chăm sóc trái tim của chúng ta

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
  Chăm Sóc Trái Tim Của Chúng ta

 

Khi chúng ta đề cập về hình ảnh trái tim thì có rất nhiều kiểu để hiểu về trái tim. Trái tim đầy lòng bao dung, trái tim yếu mềm, trái tim trĩu nặng, trái tim cô đơn, trái tim ấm áp, có người còn được gọi “trái tim vàng”.

     Đôi khi người ta còn dùng hình ảnh trái tim để diễn tả những cảm xúc của mình như: trái tim vỡ tan, trái tim bị chia cắt và người không có trái tim, hay đôi khi có người diễn tả sự tri ân đối với ai đó họ nói "tôi muốn nói lời cám ơn từ tận thắm sâu trong trái tim tôi".

     Có khi trái tim còn được các nhà văn diễn tả rất nhiều cung bậc cảm xúc nơi con người như con tim tan chảy, con tim cất tiếng hát, con tim tràn ngập niềm vui, và một số người còn đeo trái tim trên tay áo của họ. Một trong những điều tuyệt vời nhất từng được nói về tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ - George Washington. Ông được người dân Hoa Kỳ tôn vinh là "người chiếm vị trí đầu tiên trong trái tim của họ".

     Đã có rất nhiều bài hát về trái tim. Nhớ làn điệu quê cũ, "Trái tim không ngủ yên", "Trái tim không lời". Nhạc sĩ Lê Việt Hùng đã thúc dục chúng ta “Hãy vui lênhãy mở rộng trái tim cho Đức Giêsu. Sẽ vui hơn khi Người trút vào nguồn sống mới tuôn trào”. Vâng hãy mở rộng trái tim của bạn cho Đức Giê-su để Người trút vào đó nguồn sống mới của Người.

         Hình ảnh trái tim có liên quan gì đến các bài đọc hôm nay? Kinh thánh đều có một mục đích đó là tỏ lộ cho con người hiểu biết trái tim và tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhìn lại cuộc đời của Chúa Giê-su nơi vùng đất Do Thái xưa. Chúng ta thấy Chúa Giê-su thương xót những người đau khổ, khóc thương trước cái chết của anh La-za-rô, ăn uống với người tội lỗi thu thuế, cho người đói ăn, tha thứ cho tội nhân, chữa lành người bệnh, yêu mến trẻ nhỏ, chăm sóc Mẹ Ma-ri-a, và Người đã chết trên thập tự giá vì chúng ta. Chúa Giê-su nói với môn đệ Phi-líp-phê: "Ai đã thấy Ta, là thấy Cha Ta". (Ga 14: 9) Chúa Giê-su đến thế gian này để dùng cách của con người để tỏ lộ cho chúng ta thấy tình yêu thương của Ngài dành cho chúng ta.

     Thứ hai, Kinh Thánh ban cho chúng ta để chúng ta có thể hiểu về trái tim của chính mình. Trong sách Sáng thế, cuốn sách đầu tiên của Kinh thánh, chúng ta được thấy con người được tạo ra theo hình ảnh của Thiên Chúa. Kinh thánh không nói về hình dáng bên ngoài nhưng đó là trái tim của chúng ta. Trái tim của chúng ta giống như trái tim của Thiên Chúa.

     Ai được ở trong lòng Thiên Chúa? Không chỉ Người Ki-tô Hữu, không chỉ những người nghèo và thấp hèn và không chỉ những người noi theo lề luật của Ngài. Vâng mọi người đều ở trong lòng Thiên Chúa, trẻ, già, thấp, cao, người Do Thái, Phật giáo và Hồi giáo. Trái tim Thiên Chúa ôm ấp tất cả từng người chúng ta.

     Và đó là cách mà Thiên Chúa tạo ra trái tim chúng ta, có thể giữ chân tất cả mọi người. Trái tim của chúng ta được tạo cho lòng tốt, sự thật và tình yêu thương con người và muôn loài muôn vật.

     Nhưng đôi khi mọi thứ diễn ra không như ý muốn của Ngài. Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giê-su đã nói về những điều xấu có thể phát ra từ lòng người. (Mc 7: 21-23) Làm cách nào mà điều ác xâm nhập vào trái tim con người? Xin thưa sự ác xâm nhập vào trái tim chúng ta khi chúng ta để những suy nghĩ sai lầm được cư ngụ nơi ấy.

     Vào thế kỷ thứ hai, Marcus Aurelius Antonius đã lưu ý, "Cuộc đời của chúng ta là chính những gì chúng ta suy nghĩ." Một tài liệu của Liên Hiệp Quốc năm 1946 có viết, "Kể từ khi chiến tranh bắt đầu trong tâm trí của con người, thì trong tâm trí của con người phải xây dựng hòa bình."

     Nhà triết học người Anh, James Allen đã nói, "Suy nghĩ tốt sinh trái tốt, suy nghĩ xấu sinh trái xấu - và con người là người làm vườn của chính mình." Là một người làm vườn, chúng ta cần quan sát, theo dõi nuôi dưỡng những suy nghĩ tốt lành nơi mình.

   Trong bài đọc đầu tiên hôm nay, Môi-se nói với toàn thể dân Do Thái rằng hãy để tâm suy nghĩ về các luật lệ và ý muốn của Thiên Chúa, và Thánh Gia-cô-bê cũng nói với mỗi người chúng ta hôm nay hãy “khiêm tốn đón nhận Lời đã được gieo vào lòng anh em”. (Gia-cô-bê 1:21) Vì vậy, đọc, suy ngẫm và cầu nguyện với Kinh Thánh là bước đầu tiên để chăm sóc tâm trí và con tim của chúng ta.

     Và bước thứ hai là rước Mình Thánh Chúa Giêsu. Trong một số nền văn minh nguyên thủy, một thợ săn hoặc chiến binh sẽ ăn trái tim của một con sư tử bị giết, tin rằng bằng cách đó anh ta sẽ nhận được sự dũng mãnh của một con sư tử. Nhưng một con vật đã chết không thể cung cấp sức mạnh như vậy.

     Khi chúng ta lãnh nhận mình và máu Đức Ki-tô, chúng ta lãnh nhận lòng can đảm, trái tim, và tình yêu của Đức Giê-su Ki-tô hằng sống. Đức Giáo Hoàng Leo I đã nói, "Hiệu quả của việc chúng ta hiệp thông trong Mình và Máu Chúa Ki-tô là chúng ta được biến đổi thành Thân Mình Ngài." Chúng ta ngày càng được thay đổi để giống với Chúa hơn.

     Có một câu chuyện về một người đàn ông Jamaica đang nói chuyện với cháu trai của mình về sự hỗn loạn trong thâm tâm nó: "Chúa cảm thấy như thể có hai con sói đang chiến đấu trong lòng. Một con là tràn đầy lòng báo thù, giận dữ, hung bạo. Con còn lại thì yêu thương, tha thứ và nhân ái." Người cháu hỏi ông: "Con sói nào sẽ thắng, thưa ông?" Ông lão dừng một chút, sau đó trả lời: "Là con mà ta nuôi dưỡng mỗi ngày."

     Nếu chúng ta nuôi dưỡng tâm trí chúng ta bằng Lời Chúa và Bánh Hằng Sống là chính Mình Thánh Đức Giê-su, thì cuộc sống của chúng ta sẽ luôn phản chiếu ánh sáng rạng rỡ của Ngài. Amen.

Lm GB Nguyễn Thái Sơn, scj

Read 448 times Last modified on Chủ nhật, 29 Tháng 8 2021 17:06