Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ tư, 20 Tháng 4 2022 17:35

Lễ phát động phong trào văn hóa đọc và đôi điều suy nghĩ

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
NGÀY LỄ PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO VĂN HÓA ĐỌC VÀ ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ

          Vô tình khi thấy chiếc băng rôn ghi rõ : Lễ phát động phong chào đọc sách 21.4"

          Thì ra là người ta ghi sai chính tả. Phong trào chứ không phải phong chào.

          Sách là phương tiện chuyên chở những giá trị tiến bộ, tri thức, những luồng tư tưởng của nhân loại từ ngàn đời nay. Đọc sách giúp chúng ta hiểu biết về thế giới, về bản thân cũng như trang bị cho chúng ta công cụ quan trọng nhất để phát triển – tri thức. Đối với cá nhân, nó trang bị cho ta hiểu biết về mọi mặt: kinh tế, xã hội, văn hóa… và nhất là trang bị nền tảng kiến thức cho mỗi cá nhân, trang bị những kĩ năng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, giúp chúng ta có được tư duy độc lập, biết phản biện. Sách giúp chúng ta có thể nhận ra các giá trị, phân biệt chân-giả, cũng như biết nhận định độc lập về một vấn đề, ý kiến nào đó.

          Đối với một quốc gia, sách cung cấp nền tảng để phát triển mọi mặt: kinh tế, xã hội, bảo tồn văn hóa cũng như các giá trị tiến bộ và giúp đào tạo nên những con người có đầy đủ kỹ năng để cống hiến cho tổ quốc và xã hội. Bước vào nền kinh tế tri thức, với sự bùng nổ của công nghệ và “đám mây kiến thức”, khi kiến thức, tri thức là nguồn lực chính cho mọi sự phát triển, thì nâng cao và lan tỏa “văn hóa đọc” trong cộng đồng là nhiệm vụ mấu chốt trong chính sách của mọi quốc gia.

          Có thể nói người Do Thái là người có văn hóa đọc rất tốt.

          Dân tộc Do Thái là một dân tộc lâu đời và dù chỉ chiếm một phần rất nhỏ trên tổng dân số thế giới nhưng lại trải qua nhiều khổ nạn, kiên cường sinh tồn, đồng thời nuôi dưỡng ra rất nhiều nhân tài kiệt xuất. Điều này có nguyên nhân rất lớn từ văn hóa đọc sách và truyền thống giáo dục gia đình của người Do Thái.

          Ngay từ khi con cái còn rất nhỏ tuổi, cha mẹ Do Thái đã bắt đầu truyền cảm hứng cho trẻ để giúp chúng theo đuổi tri thức, tôn trọng trí tuệ, bồi dưỡng tính cách độc lập, tinh thần tiên phong và sáng tạo. Họ cũng để trẻ nhận biết giá trị của sức lao động và tiền bạc, bồi dưỡng tác phong và cách sống cần kiệm cũng như năng lực giao tiếp xã hội, xử thế. Trẻ Do Thái được giáo dục để đối xử tốt, ứng xử hài hòa với người khác, tăng cường khả năng tự kiểm soát và dũng khí đối mặt với nghịch cảnh.

          Trong mỗi gia đình Do Thái luôn luôn có 1 tủ sách được truyền từ đời này sang đời khác. Tủ sách phải được đặt ở vị trí đầu giường để trẻ nhỏ dễ nhìn, dễ thấy từ khi còn nằm nôi. Để sách hấp dẫn trẻ, phụ huynh Do Thái thường nhỏ nước hoa lên sách để tạo mùi hương cho các em chú ý

          Mặc dù chỉ có 8 triệu dân nhưng ở Israel có tới hơn 1.000 thư viện công cộng với nhiều sách quý. Bên cạnh việc hình thành, xây dựng thói quen đọc sách từ khi nằm nôi cho trẻ nhỏ, người Do Thái hiện vẫn sử dụng hình ảnh con lừa thồ sách để dạy các con mình: nếu chỉ dừng ở việc đọc mà không biết ứng dụng thì trí tuệ đó cũng chỉ là trí tuệ chết. Và để có thể ứng dụng, trẻ em Do Thái không ngừng đọc sách và tích lũy kiến thức từ nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.

          Nhìn người mà nghĩ đến ta. Chả biết có nước nào có cái gọi là Lễ phát động phong trào văn hóa đọc hay không ?

          Nghĩ cũng buồn, ngày hôm nay vì truyền thông phát triển mạnh quá về phương tiện nghe nhìn để rồi đọc dường như không còn cảm hứng với nhiều người để rồi nhiều người quay lưng lại với văn hóa đọc. Bản thân, có những bài chia sẻ muốn diễn đạt ý tưởng thì tầm đâu 2 trang A 4. Sau khi gửi đi thì nhận lại những lời ai oán là sao dài quá !

          Chính vì ngán đọc, chính vì than dài để  rồi cũng chả ai thiết tha để mà viết.

          Gần đây có một tác giả hay viết suy tư. Sau khi nhận được bài, một số độc giả cũng lên tiếng nói về chuyện bài viết của tác giả đó ít người đọc để rồi viết làm gì cho mất công. Tác giả đã lấy hình ảnh của cục than hồng để thầm mong những bài viết của mình được lan đi như một thông điệp tốt lành chia sẻ cho cuộc sống.

          Với tâm tình cục than hồng đó, như thúc đẩy chuyện viết của bản thân. Thật sự cũng có những niềm vui nho nhỏ sau khi nhận được phản hồi từ một số người. Họ là số sót của những người chịu khó đọc và họ phần nào cảm nhận được ý tưởng từ người viết. Thế là cứ viết thôi, ai thích đọc thì đọc.

          Để viết được những suy tư và chia sẻ cho người khác, chính bản thân tôi đây cũng nghe, đọc rất nhiều để rồi từ chuyện nghe và đọc mình mới khám phá ra những điều mà có khi từ xưa đến giờ mình không biết. Chính từ chuyện đọc để rồi có những ý tưởng rộng hơn cho các bài giảng, bài chia sẻ cho người khác.

          Còn nhớ khi còn sống, Cha Cố Matthêu Vũ Khởi Phụng được gọi lài "con mọt" sách. Đơn giản là vì bất cứ lúc nào cũng thấy trên tay Cha quyển sách. Cứ như vậy, Cha Cố Matthêu cứ đọc và đọc mãi cho đến khi nhắm mắt lìa trần.

          Cha Cố Matthêu là một mẫu gương tuyệt vời cho việc đọc.

          Ước gì không phải đợi đến lễ, đợi đến phát động phong trào nhưng mỗi ngày chúng ta hãy dành chút ít thời gian để bồi bổ cho tâm hồn của mình qua những trang sách.

Lm. Anmai, CSsR

Read 535 times Last modified on Thứ năm, 21 Tháng 4 2022 19:55