Get Adobe Flash player

Tìm Kiếm

Đăng nhập

Thứ hai, 04 Tháng 5 2015 13:30

Truyền thông.

Posted by 
Rate this item
(0 votes)
Ban Biên Tập gxthohoang.net trân trọng giới thiệu 1 bài viết của Hủ Tíu người con của Giáo xứ Thổ Hoàng về chủ đề truyền thông và cái tâm của người làm truyền thông Công Giáo….

Con người sống trong thời đại công nghệ hóa, với một Click vào Google có thể thỏa sức phiêu lưu, khám phá trong thiên hạ. Thế nhưng, trở về cuộc sống thực tế, con người lại dễ rơi vào cảm thức cô đơn và lãnh đạm, sống lệ thuộc, không xác định mục đích cho cuộc đời. Người kitô hữu, luật lương tâm cho ta thấy Truyền thông nếu không được hiểu đủ, dùng đúng sẽ trở thành “nố” với những vấn nạn thuộc luân lý, lý trí, chân lý, lương tâm ngay thẳng, kinh tế, chính trị, văn hóa, nhân văn, đạo đức, pháp luật, nhân quyền, tự do.

Truyền thông từ Latinh: commūnicāre, nghĩa là “chia sẻ”. Một tin nhắn, một phương tiện truyển tải và người nhận, người nhận không cần phải có mặt hoặc nhận thức về ý định của người gửi để giao tiếp tại thời điểm truyền thông diễn ra. “Cuộc sống đã bị mã hóa bởi những dãy số nhị phân 0101 dài hàng cây số” (BTV Anh Ngọc, Cô đơn trên Blog). Truyền thông tạo cho con người sự tự tin trong giao tiếp, dễ dàng bộc lộ tâm tư, tình cảm thầm kín...kéo theo nhiều thể loại, hình thức cám dỗ mà đôi khi khó thực hiện trong đời sống hiện thực, con người dễ mở lòng ra với cộng đồng mạng, nhưng lại khép kín với những con người bằng xương bằng thịt xung quanh, nói với nhau vài lời khi cần thiết, lẩn tránh và co rút lại trong căn phòng đầy đủ tiện nghi để tiêu tốn hàng giờ cho Tivi, Online, Email, Game, Facebook, Twitter... Bởi vì, truyền thông xã hội luôn sẵn sàng và dễ truy cập nên càng khó từ chối nó hơn, sức hút của mạng xã hội làm cho người ta khó cưỡng lại vì chúng luôn vận hành 24/24 giờ, kinh phí rất rẻ, thậm chí miễn phí. Người dùng có thể thỏa mãn lòng ham muốn của họ mà không chịu sức ép gì (x. Trần Thị Giồng, Tôi không đi qua tôi tôi để lại gì, tr 249). Hơn thế, “con người thời nay thường bị dội bom vì những câu trả lời cho những câu hỏi mà không bao giờ đặt ra và những nhu cầu họ không biết đến” (Đức Bênêđictô XVI- Sứ Điệp truyền thông 2012).

Khởi đi từ Kinh Thánh, nguyên thủy Ngôi Lời của Chúa Cha đã có, nhờ Lời mà muôn vật được tạo thành, theo ý tiền định cho con người được hạnh phúc Ngài đã ký kết Giao Ước thánh qua Mười Điều Răn trên núi Sinai (x. St 1; Xh32; Ga 1,1-4). Qua Người, Kitô chất là hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người được bao phủ với ân sủng và tháp nhập sự sống của Ba Ngôi “Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15,15), Lời ban lệnh truyền yêu thương “hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, và Ngài hứa sẽ ở cùng mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20), chậm rãi và cẩn trọng bước đi bên cạnh con người trên đường Emmaus (x. Lc 24). Con người cộng tác với ân sủng bắt đầu bằng bài gảng Kerygma, dưới tác động của Thánh Thần, Lời được gieo và lớn lên mỗi ngày trong thế giới với mọi con người được nhận biết Chúa Giêsu Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người, là nhà Truyền Thông Cứu Độ, và là Người Thầy của Truyền Thông” (GLCG các số 101, 142; Huấn thị Communio et Progressio).

Với Kergygma Giáo Hội đã vươn mình đón nhận hồng ân Chúa Thánh Thần, “cột trụ và điểm tựa của chân lý” (x. 1Tm 3,15, GLCG 2032). Theo dòng lịch sử, Giáo Hội đã thay đổi từ một thái độ ngờ vực và bác bỏ sang một thái độ hiểu biết có phê phán và chấp nhận một cách thận trọng: “Giáo Hội cảm thấy mình có lỗi đối với Chúa nếu không đem ra sử dụng những phương tiện có công hiệu rất lớn này, mà trí óc con người làm cho càng ngày càng trở nên trọn lành hơn” (Evangelii Nuntiandi, số 45), cũng vậy (Inter Mirifica, 3) cho thấy “Giáo Hội có quyền sử dụng và làm chủ bất cứ một loại truyền thông xã hội nào, tùy theo sự cân thiết hay lợi ích cho việc giáo dục cho các Kitô hữu và cho việc mưu cầu phần rỗi cho các linh hồn”, Cập nhật thông tin, nội dung của các chương trình đào tạo để chuyển tải các giáo huấn của Giáo Hội toàn cầu cũng như Giáo Hội tại Á Châu và Việt Nam (x. Ecclesia in Asia), bởi Hội Thánh có đặc tính tông truyền (x. GLCG 863). Trong Thư Chung năm 2011 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã ghi nhận: “Canh tân lối suy nghĩ có nghĩa là canh tân quan điểm của chúng ta,...nhằm xây dựng, phát triển và thăng tiến”, còn Kevin Barge và Martin Little đề nghị “một cách sống khác với người khác, đối lập với một cách chỉ suy nghĩ qua các vấn đề và các khó khăn”, truyền thông “khuyến khích một nền văn hóa tôn trọng, đối thoại, tình bạn. Và, để sinh hoa kết trái, những cuộc gặp gỡ đòi hỏi những hình thức diễn tả sự lương thiện, chân thành hỗ tương, hiểu biết và bao dung” (Bênêđictô XVI).

Trong việc Mục Vụ: “Giữa những phức tạp và đa dạng trong thế giới truyền thông, người ta vẫn thấy mình chạm trán với những câu hỏi tối hậu về hiện hữu nhân sinh” (Đức Bênêđictô XVI- Sứ Điệp truyền thông 2012), truyền thông len lỏi đi vào các dòng tu, có đó những anh chị em ngồi cạnh nhau trong các giờ chung, trong các sinh hoạt chung nhưng lòng không gần nhau, vì dường như ai cũng có thế giới riêng, có công việc và tương quan riêng. Sống bản chất của người tu sĩ trẻ tôi thấy mình như lội ngược dòng. Dù vậy, tôi không quá lo lắng, vì tin Chúa luôn có cách của Ngài, nên tôi ý thức hơn khi sống với những người Chúa yêu, nhạy cảm và tế nhị, lắng nghe được tiếng rên rỉ của Thánh Thần trong mỗi người...Sống lan tỏa niềm, yêu thương chan hòa như Chúa Giêsu, ưu tiên cho đời sống cộng đoàn mình thuộc về để cùng nhau hy vọng, hiệp thông, hỗ tương, nâng đỡ “người này thúc đẩy người kia” (Thánh Phalô) biết mình đi về đâu và thuộc về ai, với con tim rộng mở đón đợi sự trở về, quảng đại đủ sức hoán cải tâm lòng người lạc lối, để lôi kéo người ta đến với đức tin, đến với Thiên Chúa, và đón nhận ân sủng (x. GLCG 1098; 2044), cũng như tránh truyền miệng những thông tin bịa đặt không chính xác gây hoang mang để những lời nói việc làm của tôi mạc khải cho người khác sự bình an, niềm vui và hơn thế. 

Cá nhân sinh viên tôn trọng những tiện ích và những thành quả của văn minh tinh túy, công nghệ nhanh nhạy và một lượng thuông tin khổng lồ nó cung cấp không thể giết chết ai, trái lại nó làm cho con người thêm phong phú nếu biết sử dụng đúng cách. Truyền thông vẫn có những mặt trái như thế nhưng chính tôi không thể chạy trốn. Trong cái nhìn của đức tin, tôi đón nhận với thái độ sống ý thức hơn, chứ không dừng lại nơi cái nhìn vô nghĩa và phi lý. Vâng, cuộc sống như một thách đố, là lời khẩn cầu nên một trong tương quan với tha nhân được nối kết bởi truyền thông. Thế giới mở ra cho tôi những tương quan, những ưu đãi, khám phá thật thú vị nhưng tôi phải chân thành trả lời cho những câu hỏi chính lương tâm tôi chất vấn trước những chọn lựa của mình trong phận vụ một người kitô hữu, một người “được tuyển lựa, thánh hiến, và yêu thương” (Cl 3,12).

Hủ Tíu

 

Read 1668 times